NewVnNews - Kiểm soát tư tưởng là cần thiết để đàn áp quần chúng bị cai trị bởi các chế độ chuyên chế. Được sử dụng một cách công khai và tự hào bởi các nhà dân chủ tự phong và những kẻ cổ võ nhân quyền trong các xã hội tự do, điều đó không chỉ là đạo đức giả và gây sốc; nó còn là một hình thức đồng lõa với các chế độ mà mục tiêu cuối cùng của chúng là xóa bỏ các lý tưởng của phương Tây.

Andrew C. McCarthy: ‘Cuộc thánh chiến vĩ đại: Hồi giáo và Cánh tả phá hoại nước Mỹ như thế nào.’

- Nỗ lực áp đặt một bộ quy tắc nghiêm ngặt ở phương Tây về những gì một cá nhân được phép suy nghĩ và bày tỏ trong giới học thuật và trong truyền thông - đến mức mà bất cứ ai không tuân theo thì bị mang tai tiếng, bị biến thành quỷ, bị hăm dọa và có nguy cơ mất đi sinh kế của anh hay cô ta – thì cũng độc hại và cũng làm gợi nhớ đến xã hội không lành mạnh của Orwell.

- Khía cạnh chính của sự độc đoán ‘’Phải đạo chính trị’’ này, được tiên đoán một cách quá hoàn hảo bởi George Orwell, là sự đảo ngược của cái tốt và cái ác – của nạn nhân và kẻ gây rối. Trong một thế giới như vậy, những kẻ Hồi giáo cực đoan bị phương Tây trù dập chứ không phải ngược lại. Điều này dẫn tới sự giảng dạy thiên kiến về lịch sử Đạo Hồi và các cuộc chinh phạt của nó, vừa như một lý lẽ bào chữa cho sự xuyên tạc và như là cái bóng của nó (sự xuyên tạc – ND).

- Kiểm soát tư tưởng là cần thiết để đàn áp quần chúng bị cai trị bởi các chế độ chuyên chế. Được sử dụng một cách công khai và tự hào bởi các nhà dân chủ tự phong và những kẻ cổ võ nhân quyền trong các xã hội tự do, điều đó không chỉ là đạo đức giả và gây sốc; nó còn là một hình thức đồng lõa với các chế độ mà mục tiêu cuối cùng của chúng là xóa bỏ các lý tưởng của phương Tây.

Phải đạo chính trị (Political correctness - PC) đã bênh vực chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Ảnh hưởng này một lần nữa đã được thể hiện gần nhất trong một tác phẩm bao quát của dự án Clarion vào tháng Bảy năm 2017, trình bày thực tiễn của câu nói ‘những sự dối trá cố ý trong khi tin tưởng một cách thành thật vào chúng để mà quên đi bất kì thực tế nào mà đã trở nên bất tiện’ – hay, như George Orwell đã gọi tên trong tiểu thuyết 1984 của ông, là ‘Nói nước đôi’ (Doublespeak).
Sự tán tỉnh và kết cặp giữa tầng lớp trí thức thích đưa ra ý kiến và những kẻ cuồng tín Hồi giáo cực đoan đã được viết tỉ mỉ trong tác phẩm quan trọng năm 2010 của Andrew C. McCarthy, ‘Cuộc thánh chiến vĩ đại: Hồi giáo và Cánh tả phá hoại nước Mỹ như thế nào.’

Kể từ đó, liên minh này đã được củng cố. Cả Hoa Kì và phần còn lại của Tây phương đang dính líu vào câu chuyện tình với các lực lượng mà đối nghịch một cách thẳng thừng với các giá trị tự do và nhân quyền.

Để hiểu được điều có vẻ nghịch lý này, người ta cần phải hiểu chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và phải đạo chính trị có điểm chung gì. Mặc cho chủ nghĩa Hồi giáo đại diện cho tất cả những điều mà phải đạo chính trị phản đối một cách kịch liệt – chẳng hạn như kìm nén tự do ngôn luận; đàn áp phụ nữ, người đồng tính và những ‘người bội giáo’ – cả hai đã trở nên những ý thức hệ toàn trị.

Bản chất toàn trị của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là rõ ràng hơn so với phải đạo chính trị của phương Tây – và chắc chắn là chết chóc hơn. Những tên khủng bố thuộc hệ phái Sunni, như ISIS và Hamas – và thuộc hệ phái Shiite, như Hezbollah và nhà nước bảo trợ của nó, Iran – sử dụng tàn sát tập thể để đạt tới mục tiêu cuối cùng của một Đế chế Hồi giáo mà thống trị thế giới và nô dịch những người phi Hồi giáo.

Nỗ lực áp đặt một bộ quy tắc nghiêm ngặt ở phương Tây về những gì một cá nhân được phép suy nghĩ và bày tỏ trong giới học thuật và trong truyền thông - đến mức mà bất cứ ai không tuân theo thì bị mang tai tiếng, bị biến thành quỷ, bị hăm dọa và có nguy cơ mất đi sinh kế của anh hay cô ta – thì cũng độc hại và cũng làm gợi nhớ đến quan điểm về một xã hội không lành mạnh của Orwell.

Những quy tắc này không chỉ là những quy tắc ngầm. Trích dẫn một cuộc phỏng vấn của Fox News với một bình luận gia người Mỹ, Rachel Alexander, dự án Clarion chỉ ra rằng tờ AP (Associated Press) – mà ‘’stylebook’’ (một cuốn sách giải thích, mô tả và minh diễn một văn phong đang thịnh hành, được chấp thuận hoặc có thẩm quyền phát hành – ND) của họ được dùng như một tài liệu tham khảo chính bởi một phần đông các tờ báo Anh ngữ trên toàn thế giới vì tính thống nhất của ngữ pháp, chấm câu và chính tả - hiện đang chỉ thị cho những người viết tránh một số từ và thuật ngữ nhất định mà hiện được coi là không thể chấp nhận được đối với những người được cho là thiên tả.

Alexander đã viết gần đây:
‘’Ngay cả khi các tác giả cá nhân không tuân thủ tính thiên vị trong văn phong của AP thì thường thường điều ấy cũng không thành vấn đề. Nếu họ gởi một bài viết tới một cơ quan truyền thông dòng chính, nhiều khả năng họ sẽ thấy ngôn từ của họ bị chỉnh sửa cho phù hợp. Một tác giả cổ võ sự sống sẽ thấy từ ‘cổ võ sự sống’ (pro-life) bị đổi thành ‘chống phá thai’ (anti-abortion), bởi vì sách văn phong của AP chỉ dẫn rằng “Dùng từ ‘chống phá thai’ thay cho ‘cổ võ sự sống’ và ‘quyền cổ võ phá thai’ thay cho ‘cổ võ phá thai’ hay ‘cổ võ lựa chọn’.” Nó tiếp tục, ‘avoid abortionist’, nói rằng thuật ngữ ‘bao hàm cả người thực hiện những cuộc phá thai bí mật.’

“Những từ liên quan đến chủ nghĩa khủng bố bị làm nhẹ bớt trong sách văn phong của AP. ‘Chiến sĩ’, ‘những con sói hay những kẻ tấn công đơn độc’ được dùng thay cho ‘tên khủng bố’ hay ‘tín đồ Hồi giáo’. ‘Những người đang tranh đấu để vào Âu châu’ được ưa chuộng hơn so với ‘di dân’ hay ‘người tị nạn’. Mặc dầu đúng là có nhiều người đang tranh đấu để vào Âu châu, nhưng để chính xác thì phải chỉ ra rằng, trong thực tế, họ là những người nhập cư hay người tị nạn.’
Chắc chắn, sách văn phong của AP không có cùng tầm mức ảnh hưởng hay thẩm quyền như các bản văn trong kinh Quoran mà dựa vào đó các tín đồ Hồi giáo cực đoan lấy làm căn cứ cho các hành động thánh chiến và những mục đích toàn trị của họ. Tuy nhiên, nó thiết lập một sắc lệnh về văn hóa mà đã biến tôn giáo thành niềm tha thiết của nó. Nó cũng đưa ra một cái nhìn thoáng qua vào sự độc đoán tri thức mà đã lan tràn khắp các tư tưởng và các định chế dân chủ phương Tây.

Khía cạnh chính của sự chuyên chế ‘’Phải đạo chính trị’’ này, được tiên đoán một cách quá hoàn hảo bởi George Orwell, là sự đảo ngược của cái tốt và cái ác – của nạn nhân và kẻ gây rối. Trong một thế giới như vậy, những kẻ Hồi giáo cực đoan bị phương Tây trù dập chứ không phải ngược lại. Điều này dẫn tới sự giảng dạy thiên kiến về lịch sử Đạo Hồi và các cuộc chinh phạt của nó, vừa như một lý lẽ bào chữa cho sự xuyên tạc và như là cái bóng của nó (sự xuyên tạc – ND).

Trở ngược về năm 2003, Diễn đàn Trung Đông đã báo cáo về những phát hiện của một nghiên cứu do Hội đồng Sách giáo khoa Mỹ tiến hành, một tổ chức nghiên cứu độc lập có trụ sở ở New York, đã phát biểu rằng:
“Trong thập kỉ qua, độ bao phủ của Đạo Hồi trong các SGK lịch sử thế giới đã được mở rộng và trong một số khía cạnh đã được cải thiện…Nhưng đối với các chủ đề quan trọng liên quan tới Đạo Hồi, các SGK đã bỏ qua, bợ đỡ, thêm thắt, và dùng đến lối nói tài tình để tạm ngưng sự chỉ trích hay những ý kiến gay gắt sẽ làm dấy lên những câu hỏi khêu gợi trí tò mò hoặc thấm chí đáng báo động.

Kiểm soát tư tưởng là cần thiết để đàn áp quần chúng bị cai trị bởi các chế độ chuyên chế. Được sử dụng một cách công khai và tự hào bởi các nhà dân chủ tự phong và những kẻ cổ võ nhân quyền trong các xã hội tự do, điều đó không chỉ là đạo đức giả và gây sốc; nó còn là một hình thức đồng lõa với các chế độ mà mục tiêu cuối cùng của chúng là xóa bỏ các lý tưởng của phương Tây. Mối quan hệ giữa cặp đôi này phải được công nhận dù thế nào đi chăng nữa: một cuộc hôn nhân cực kì bất hợp (a marriage made in hell).

Tác giả A.Z. Mohamed là một người Hồi giáo sinh trưởng ở Trung Đông.
Nguồn: Gatestoneinstitute.org
Dịch: Politic News

NewVnNews

Bình Luận:

Mới Nhất

Đọc Nhiều