NewVnNews - Tiêu chảy (tên y khoa là gastroenteritis – viêm dạ dày ruột) là một nhiễm trùng đường ruột, đa số là do virus, một số trường hợp do vi khuẩn gây ra. Đây là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, gây nhiều lo lắng, và chiếm phần lớn những đợt thăm khám, và nhập viện. Những thực hành của gia đình trong chăm sóc trẻ bệnh hiện vẫn còn nhiều hiểu lầm, hoặc theo kiểu dân gian nên không khoa học, và nên được thay đổi và điều chỉnh.
Trở lại với bệnh tiêu chảy, vì đường tiêu hóa bị bệnh nên ở phần dưới sẽ biểu hiện tiêu lỏng nước nhiều lần, và ở phần trên sẽ biểu hiện bằng ói ọc. Ở hầu hết các trường hợp, triệu chứng ói ọc xảy ra ở hai ngày đầu của bệnh, và đến ngày thứ 3 thì tự hồi phục và hết hẳn. Triệu chứng tiêu chảy thường nặng nhất ở những ngày đầu của bệnh, dây dưa khoảng 5-7 ngày, và đa số ngưng hẳn trong hai tuần. Sốt cũng là một triệu chứng phổ biến thường thấy, và đa phần không kéo dài quá 48 giờ. Một điều cần lưu ý, là đa số các trường hợp này đều không cần dùng thuốc, và bệnh tự phục hồi. Nhiệm vụ của người chăm sóc trẻ là hỗ trợ chăm sóc trẻ đúng cách, để tránh mất nước. Nhiệm vụ của bác sĩ, là thăm khám để loại trừ những bệnh nguy hiểm gây triệu chứng tương tự, và để tư vấn hỗ trợ trẻ và gia đình, theo dõi để có thể phát hiện các dấu hiệu mất nước nặng, nhiễm trùng nặng…đúng lúc để can thiệp hỗ trợ, đặc biệt trong 48 giờ đầu của bệnh.
Vấn đề hỗ trợ bù nước và dinh dưỡng cho trẻ bệnh tiêu chảy là vấn đề tối ưu trong chăm sóc trẻ. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, rất dễ bị mất nước, và vì vậy cần phải được đánh giá theo dõi thường xuyên hơn, có khi mỗi 6-12 giờ. Những trẻ bị suy dinh dưỡng, hoặc có những bệnh mãn tính như bệnh thận, tim mạch, cũng cần được đánh giá cẩn thận hơn. Những dấu hiệu bé có thể bị mất nước bao gồm: lừ đừ (rất buồn ngủ và khó đánh thức ở những cữ ăn/bú sữa bình thường), khô môi miệng, không đi tiểu, tay chân lạnh. Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu này, trẻ cần được khám bác sĩ ngay lập tức.
Đa số các trẻ tiêu chảy đều có thể được chăm sóc tại nhà. Điều trị chính là cho trẻ uống nước thường xuyên, để bù lại dịch mất đi từ ói và tiêu chảy. Vì đường ruột bị bệnh, chúng ta không thể cho trẻ uống quá nhanh và quá nhiều như bình thường, vì như thế trẻ sẽ ói lại ngay. Khuyến cáo thường dùng là bù dịch chậm, mỗi 15 phúc một lần, bằng cách uống từ từ, đút muỗng, hoặc bơm chậm qua bơm tiêm đường miệng, với mục tiêu cung cấp cho trẻ khoảng 10-20ml/kg/giờ khi trẻ ói nhiều. Dịch bù tốt nhất là Oresol hoặc Hydrolite. Dùng nước trái cây hoặc nước soda là lựa chọn sai, nên tránh, vì có thể tăng nguy cơ mất nước ở trẻ.
Nếu trẻ không đáp ứng, và vẫn ói nhiều, không dung nạp được dịch bù, nên cho trẻ đi khám. Các bác sĩ có thể đánh giá lại cách bù dịch, hướng dẫn làm đúng cách, hoặc nếu trẻ vẫn ói nhiều mặc dù đã làm đúng cách, các bác sĩ có thể quyết định hỗ trợ trẻ bằng thuốc chống ói và đặt sonde dạ dày để bù dịch qua sonde dạ dày cho trẻ. Rất nhiều ba mẹ nôn nóng khi con ói ọc, và đòi hỏi chích vein truyền dịch liền. Thật sự, bằng chứng nghiên cứu cho thấy, việc bù dịch qua sonde dạ dày cho trẻ là an toàn hơn, và hiệu quả hơn, so với bù dịch qua đường truyền tĩnh mạch. Việc chích vein truyền dịch hiện nay là lựa chọn cuối cùng, khi trẻ vẫn không dung nạp đường dịch bù qua sonde dạ dày, hoặc trẻ mất nước quá nặng, không thể đợi để bù qua sonde dạ dày được.
Không ít gia đình ngưng sữa, hoặc các sản phẩm của sữa khi trẻ bị tiêu chảy. Một số gia đình còn ngưng luôn thức ăn thường ngày của trẻ. Thực hành này hoàn toàn sai. Nên nhớ, ruột bệnh của trẻ vẫn cần dinh dưỡng, và trong những trường hợp tiêu chảy cấp dưới 2 tuần, sẽ không có tình trạng không dung nạp sữa. Vì vậy, thực hành này là nguy hiểm, vì có thể gây cho trẻ thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ bệnh, nguy cơ hạ đường huyết vì không có năng lượng cung cấp, và làm tình trạng bệnh nặng hơn hoặc dây dưa hơn.
Khuyến cáo hiện nay là nên tiếp tục thức ăn hoặc sữa như bình thường cho trẻ trong thời gian bệnh. Đặc biệt, khi trẻ cần bù dịch, thì khi bù dịch xong, nên sử dụng lại sữa bình thường càng sớm càng tốt. Trẻ nhỏ thường sẽ có nhu cầu uống sau mỗi lần ói, vì vậy nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ, hoặc bú bình. Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn dặm bình thường trong thời gian bệnh, và nên cho trẻ ăn bất kỳ thứ gì trẻ thích (ngoại trừ những thức ăn sống, không được nấu chín). Không nên ngưng sữa mẹ/sữa bình/ thức ăn quá 24 giờ. Chỉ cho trẻ uống nước trái cây và các loại nước soda khi tiêu chảy đã hoàn toàn ngưng hẳn.
Một điều cần lưu ý nữa, là bệnh này rất dễ lây, vì vậy người chăm sóc trẻ nên rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, và lau tay khô sau rửa, để hạn chế nguy cơ lây lan của bệnh. Nên rửa tay sau mỗi lần thay tã hoặc chăm trẻ đi toilet, và trước khi chuẩn bị thức ăn, hoặc trước khi ăn. Những khăn tắm, lau cho trẻ bệnh nên chỉ được sử dụng cho trẻ. Trẻ khi bị bệnh nên được ở nhà, và không cho đi học hoặc đi mẫu giáo. Chỉ cho trẻ đi học lại sau 48 giờ từ lần tiêu chảy/ói ọc cuối cùng (2 ngày sau khi hết triệu chứng). Không nên cho trẻ đi bơi cho đến 2 tuần sau lần tiêu chảy cuối cùng.
Thông tin cần ghi nhớ:
1. Trẻ nhỏ rất dễ bị mất nước – vì vậy nên cho uống nước bù thường xuyên
2. Trẻ dưới 6 tháng nên được khám bác sĩ ngay khi bệnh, và có thể cần đánh giá thường xuyên mỗi 6-12 giời
3. Trẻ nhỏ thường uống sau mỗi lần trẻ ói. Tiếp tục cho trẻ bú sữa. Không nên ngưng sữa quá 12-24 giờ.
4. Tiếp tục cho trẻ ăn nếu trẻ muốn, không ngưng cho ăn quá 24 giờ
5. Trẻ nhỏ rất dễ lây bệnh, vì vậy, nên rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ.
6. Nên cho trẻ tránh các trẻ khác, vì dễ lây bệnh cho các bạn, cho đến khi bệnh ngưng hẳn.
Khi nào bạn nên cho bé đi khám bác sĩ khi bé bị tiêu chảy?
• Nếu bé không uống được, mà vẫn còn ói và tiêu chảy
• Nếu bé bị tiêu chảy nhiều (8 tới 10 lần đi phân lỏng một ngày, hoặc 2-3 lần đi phân nước rất nhiều mỗi ngày), hoặc nếu bé vẫn còn bị tiêu chảy sau 10 ngày
• Nếu bé ói thường xuyên và không thể dung nạp được bất kỳ chất lỏng nào.
• Nếu bạn nghĩ bé bị mất nước: vd: không đi tè, nhợt nhạt, sụt cân nhiều, mắt trũng, tay chân lạnh, hoặc ngủ li bì khó đánh thức
• Nếu bé bị đau bụng nhiều
• Nếu bạn thấy trong phân có máu
• Nếu bé ói ra dịch xanh lá cây
• Hoặc nếu bạn có BẤT KỲ lo lắng nào
Nguồn: Bs. Huyên Thảo.
Gastroenteritis – Kids Health Info and Clinical Practice Guidelines – The Royal Children’s Hospital – Melbourne, Australia.
Trở lại với bệnh tiêu chảy, vì đường tiêu hóa bị bệnh nên ở phần dưới sẽ biểu hiện tiêu lỏng nước nhiều lần, và ở phần trên sẽ biểu hiện bằng ói ọc. Ở hầu hết các trường hợp, triệu chứng ói ọc xảy ra ở hai ngày đầu của bệnh, và đến ngày thứ 3 thì tự hồi phục và hết hẳn. Triệu chứng tiêu chảy thường nặng nhất ở những ngày đầu của bệnh, dây dưa khoảng 5-7 ngày, và đa số ngưng hẳn trong hai tuần. Sốt cũng là một triệu chứng phổ biến thường thấy, và đa phần không kéo dài quá 48 giờ. Một điều cần lưu ý, là đa số các trường hợp này đều không cần dùng thuốc, và bệnh tự phục hồi. Nhiệm vụ của người chăm sóc trẻ là hỗ trợ chăm sóc trẻ đúng cách, để tránh mất nước. Nhiệm vụ của bác sĩ, là thăm khám để loại trừ những bệnh nguy hiểm gây triệu chứng tương tự, và để tư vấn hỗ trợ trẻ và gia đình, theo dõi để có thể phát hiện các dấu hiệu mất nước nặng, nhiễm trùng nặng…đúng lúc để can thiệp hỗ trợ, đặc biệt trong 48 giờ đầu của bệnh.
Vấn đề hỗ trợ bù nước và dinh dưỡng cho trẻ bệnh tiêu chảy là vấn đề tối ưu trong chăm sóc trẻ. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, rất dễ bị mất nước, và vì vậy cần phải được đánh giá theo dõi thường xuyên hơn, có khi mỗi 6-12 giờ. Những trẻ bị suy dinh dưỡng, hoặc có những bệnh mãn tính như bệnh thận, tim mạch, cũng cần được đánh giá cẩn thận hơn. Những dấu hiệu bé có thể bị mất nước bao gồm: lừ đừ (rất buồn ngủ và khó đánh thức ở những cữ ăn/bú sữa bình thường), khô môi miệng, không đi tiểu, tay chân lạnh. Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu này, trẻ cần được khám bác sĩ ngay lập tức.
Đa số các trẻ tiêu chảy đều có thể được chăm sóc tại nhà. Điều trị chính là cho trẻ uống nước thường xuyên, để bù lại dịch mất đi từ ói và tiêu chảy. Vì đường ruột bị bệnh, chúng ta không thể cho trẻ uống quá nhanh và quá nhiều như bình thường, vì như thế trẻ sẽ ói lại ngay. Khuyến cáo thường dùng là bù dịch chậm, mỗi 15 phúc một lần, bằng cách uống từ từ, đút muỗng, hoặc bơm chậm qua bơm tiêm đường miệng, với mục tiêu cung cấp cho trẻ khoảng 10-20ml/kg/giờ khi trẻ ói nhiều. Dịch bù tốt nhất là Oresol hoặc Hydrolite. Dùng nước trái cây hoặc nước soda là lựa chọn sai, nên tránh, vì có thể tăng nguy cơ mất nước ở trẻ.
Nếu trẻ không đáp ứng, và vẫn ói nhiều, không dung nạp được dịch bù, nên cho trẻ đi khám. Các bác sĩ có thể đánh giá lại cách bù dịch, hướng dẫn làm đúng cách, hoặc nếu trẻ vẫn ói nhiều mặc dù đã làm đúng cách, các bác sĩ có thể quyết định hỗ trợ trẻ bằng thuốc chống ói và đặt sonde dạ dày để bù dịch qua sonde dạ dày cho trẻ. Rất nhiều ba mẹ nôn nóng khi con ói ọc, và đòi hỏi chích vein truyền dịch liền. Thật sự, bằng chứng nghiên cứu cho thấy, việc bù dịch qua sonde dạ dày cho trẻ là an toàn hơn, và hiệu quả hơn, so với bù dịch qua đường truyền tĩnh mạch. Việc chích vein truyền dịch hiện nay là lựa chọn cuối cùng, khi trẻ vẫn không dung nạp đường dịch bù qua sonde dạ dày, hoặc trẻ mất nước quá nặng, không thể đợi để bù qua sonde dạ dày được.
Không ít gia đình ngưng sữa, hoặc các sản phẩm của sữa khi trẻ bị tiêu chảy. Một số gia đình còn ngưng luôn thức ăn thường ngày của trẻ. Thực hành này hoàn toàn sai. Nên nhớ, ruột bệnh của trẻ vẫn cần dinh dưỡng, và trong những trường hợp tiêu chảy cấp dưới 2 tuần, sẽ không có tình trạng không dung nạp sữa. Vì vậy, thực hành này là nguy hiểm, vì có thể gây cho trẻ thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ bệnh, nguy cơ hạ đường huyết vì không có năng lượng cung cấp, và làm tình trạng bệnh nặng hơn hoặc dây dưa hơn.
Khuyến cáo hiện nay là nên tiếp tục thức ăn hoặc sữa như bình thường cho trẻ trong thời gian bệnh. Đặc biệt, khi trẻ cần bù dịch, thì khi bù dịch xong, nên sử dụng lại sữa bình thường càng sớm càng tốt. Trẻ nhỏ thường sẽ có nhu cầu uống sau mỗi lần ói, vì vậy nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ, hoặc bú bình. Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn dặm bình thường trong thời gian bệnh, và nên cho trẻ ăn bất kỳ thứ gì trẻ thích (ngoại trừ những thức ăn sống, không được nấu chín). Không nên ngưng sữa mẹ/sữa bình/ thức ăn quá 24 giờ. Chỉ cho trẻ uống nước trái cây và các loại nước soda khi tiêu chảy đã hoàn toàn ngưng hẳn.
Một điều cần lưu ý nữa, là bệnh này rất dễ lây, vì vậy người chăm sóc trẻ nên rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, và lau tay khô sau rửa, để hạn chế nguy cơ lây lan của bệnh. Nên rửa tay sau mỗi lần thay tã hoặc chăm trẻ đi toilet, và trước khi chuẩn bị thức ăn, hoặc trước khi ăn. Những khăn tắm, lau cho trẻ bệnh nên chỉ được sử dụng cho trẻ. Trẻ khi bị bệnh nên được ở nhà, và không cho đi học hoặc đi mẫu giáo. Chỉ cho trẻ đi học lại sau 48 giờ từ lần tiêu chảy/ói ọc cuối cùng (2 ngày sau khi hết triệu chứng). Không nên cho trẻ đi bơi cho đến 2 tuần sau lần tiêu chảy cuối cùng.
Thông tin cần ghi nhớ:
1. Trẻ nhỏ rất dễ bị mất nước – vì vậy nên cho uống nước bù thường xuyên
2. Trẻ dưới 6 tháng nên được khám bác sĩ ngay khi bệnh, và có thể cần đánh giá thường xuyên mỗi 6-12 giời
3. Trẻ nhỏ thường uống sau mỗi lần trẻ ói. Tiếp tục cho trẻ bú sữa. Không nên ngưng sữa quá 12-24 giờ.
4. Tiếp tục cho trẻ ăn nếu trẻ muốn, không ngưng cho ăn quá 24 giờ
5. Trẻ nhỏ rất dễ lây bệnh, vì vậy, nên rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ.
6. Nên cho trẻ tránh các trẻ khác, vì dễ lây bệnh cho các bạn, cho đến khi bệnh ngưng hẳn.
Khi nào bạn nên cho bé đi khám bác sĩ khi bé bị tiêu chảy?
• Nếu bé không uống được, mà vẫn còn ói và tiêu chảy
• Nếu bé bị tiêu chảy nhiều (8 tới 10 lần đi phân lỏng một ngày, hoặc 2-3 lần đi phân nước rất nhiều mỗi ngày), hoặc nếu bé vẫn còn bị tiêu chảy sau 10 ngày
• Nếu bé ói thường xuyên và không thể dung nạp được bất kỳ chất lỏng nào.
• Nếu bạn nghĩ bé bị mất nước: vd: không đi tè, nhợt nhạt, sụt cân nhiều, mắt trũng, tay chân lạnh, hoặc ngủ li bì khó đánh thức
• Nếu bé bị đau bụng nhiều
• Nếu bạn thấy trong phân có máu
• Nếu bé ói ra dịch xanh lá cây
• Hoặc nếu bạn có BẤT KỲ lo lắng nào
Nguồn: Bs. Huyên Thảo.
Gastroenteritis – Kids Health Info and Clinical Practice Guidelines – The Royal Children’s Hospital – Melbourne, Australia.
NewVnNews
Bình Luận: