NewVnNews - Từ “biệt phủ” mới xuất hiện gần đây trong tiếng Việt (có nhẽ là từ ngày có cái Việt phủ Thành Chương cũng nên?).
Biệt phủ 200 tỷ xa hoa như Tử Cấm Thành của 1 đại gia Nghệ An 

Trong tiếng Hán không có từ “biệt phủ”, nên có thể khẳng định “biệt phủ” là từ được tạo nên từ các yếu tố gốc Hán “biệt” và “phủ”.

”Phủ 府” trong tiếng Hán gồm 5 nghĩa:


1. Xưa chỉ nơi biện lí công vụ của quan lại, nay chỉ cơ quan chính quyền nhà nước, như “quan phủ”, “tỉnh phủ”, “chính phủ”.

2. Xưa chỉ nơi ở của quan to và quí tộc, nay cũng chỉ nơi làm việc và nơi ở của những đầu não quốc gia nào đó, như “vương phủ”, “tổng thống phủ”.

3. Nơi tụ tập hoặc sum họp, như “học phủ”.

4. Từ cung kính dùng để gọi nhà của đối phương, như “phủ thượng”, “quí phủ”.

5. Xưa chỉ nơi tàng trữ sách vở và đồ vật của quan địa phương, như “phủ khố”, “lục phủ”, “thư phủ”.

6. Xưa chỉ khu hành chính cao hơn huyện một cấp, như “châu phủ”, “Khai Phong phủ”, Tây An phủ”.


Còn “biệt 别” thì mang nghĩa giống như “biệt” trong từ “biệt thự 别墅"(tiếng latinh: Villa)của tiếng Hán.
“Biệt thự" trong tiếng Hán có nghĩa là “ngôi nhà tách biệt”, nên "biệt" ở đây có nghĩa là "tách biệt". Thời xưa chỉ những người đã có nhà chính (thường ở nội thành) lại có thêm nhà thứ hai ở chỗ khác (thường ở ngoại ô) gọi là "biệt thự", còn được gọi là “biệt nghiệp 别业“.

Biệt thự (villa) của người La Mã cổ ở Châu Âu thường là nơi ở tại ngoại ô của những gia đình sở hữu nhiều nhà cửa, được xếp vào tầng lớp tinh anh giàu có hoặc có quyền lực trong xã hội.

Như vậy, có thể hiểu "biệt phủ" trong tiếng Việt là từ để chỉ một tổ hợp nhà ở tách biệt của các quan chức, nhà giàu thời nay.

Bình Luận:

Mới Nhất

Đọc Nhiều