Những kinh nghiệm dưới đây rất hữu ích cho bé và mẹ khoẻ mạnh tuy nhiên để áp dụng một số mẹo dân gian bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ cho từng tình trạng cụ thể của mẹ và con.

Newvnnews_Meo-dan-gian-cuc-hay-cho-me-be-khoe-manh

1. Khi mang thai từ tháng thứ 5 trở đi: 
Uống nước mía thường xuyên, nước dừa cùng men cơm rượu giúp sinh con sạch, bụ bẫm.

2. Khi mang thai đến tuần thứ 32 và 33: 
Để em bé sau này sinh ra ko bị đi tướt khi mọc răng và đường ruột tốt thì khi mang thai đến tuần thứ 32 và 33 các mẹ hãy ăn món dạ dày lợn hấp hạt tiêu.
Cách làm:
- Dạ dày lợn 1 cái (loại nhỏ thôi)
- Hạt tiêu sọ 1 lạng
Dạ dày làm sạch cho hạt tiêu nhồi vào trong khâu tạm lại cho khỏi bị bung hạt tiêu ra ngoài cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút. Lúc ăn, bỏ hết hạt tiêu đi chỉ ăn nguyên phần dạ dày và phải ăn hết sạch cả cái vào đúng tuần mang thai thứ 32 và cách một tuần sau (tuần 33) lại ăn một cái nữa là hoàn thành nhiệm vụ. Kinh nghiệm này đảm bảo bé của bạn sinh ra không phải nghĩ đến chuyện mua men tiêu hóa hay thuốc thang vất vả suốt ngày. 
Có cách hay khác như sau:
Lúc mới sinh được khoảng 1 tuần, mua 1 cái mật lợn, trần qua nước nóng cho nó tái tái đi 1 chút rồi cho ra chén cho bà đẻ uống, lấy tăm bông chấm 1 ít cho vào miệng bé. Nó hơi đắng 1 chút, uống khoảng 3, 4 cái mật lợn như thế bé sẽ không bị đi tướt, sau này mọc răng cũng không bị gì cả.

3. Mọc răng không sốt:
Một mẹo mọc răng bé không sốt là lấy giá đỗ với hẹ khua vào miệng con lúc còn được 3 tháng 10 ngày, trộm vía lắm đó.

4. Khi mới sinh xong, để sữa thơm:
Để sữa thơm thì đun sôi ít nước với 7 cái lá mít rồi dùng lược nhúng vào nước lá mít, vuốt xuôi lên bầu ngực lúc mới sinh. 

5. Mẹ muốn sữa về nhanh sau khi sinh bé
Cách 1: Các mẹ mua Rượu trắng và men, trộn hai hỗn hợp đó với nhau cho thật mềm. Sau đó đắp xung quanh ngực trong vòng 20 phút. Men và rượu nóng sẽ nhanh chóng hút các tia sữa về, đồng thời sữa sẽ chín và thơm, con yêu bú ngon tuyệt. Các Mẹ thử nhé, đảm bảo hiệu quả, sữa rất nhiều, con bú bên này phải ngăn lại bên kia lại đó. Bạn có thể không đắp lên ngực mà lấy xoa bóp masage khoảng 15 phút mỗi bên cho thông tia sữa rùi lau lại bằng khăn ấm.
Cách 2: Một số mẹ khi ít sữa thì ăn chân chó, móng giò lợn hoặc ăn rau ngổ (nấu cùng 1 rau nào đó) thì cũng rất hiệu quả.
Cách 3: Rau lang là món ăn lợi sữa, lành tính cho các mẹ sau sinh, luộc ăn hàng ngày.
Đặc biệt, mẹ cần ngủ đủ giấc và cho bé bú càng nhiều càng tốt để gọi sữa về. Hút sữa theo cữ đều đặn, cách nhau 3 tiếng cũng là cách để kích sữa. Bạn nên hút sữa theo lịch ví dụ như 3h-6h-9h-12h-15h-18h-24h

6. Khi bé rụng rốn:
Để bụng bé khỏe khi bé vừa rụng rốn, các mẹ lấy dầu dừa thêm vào 1 ít phèn chua đã nướng giã nát cho vào dầu dừa, lấy miếng bông gòn cắt nhỏ hình vuông , thấm hỗn hợp đó và đắp lên rốn bé, đến khi nào miếng gạc đó khô thì bỏ đi, chỉ cần làm 1 lần, giúp không đau bụng vặt.

7. Bé khóc dạ đề:
Lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.
Hạt bìm bìm 7-9 hạt, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột thuốc đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề. Nếu không kiếm được hạt bìm bìm ở quanh nhà, có thể mua ở cửa hàng Đông dược.
Newvnnews_hat-bim-bim-meo-dan-gian-cuc-hay-cho-me-be-khoe-manh
Cây, hạt bìm bìm
Tại những nơi nuôi tằm, nên nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng (do bị nhiễm một loại khuẩn), cong queo, màu trắng nhờ hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ nút kín dùng dần. Dân gian gọi loại tằm đó là “tằm vôi”, Đông y gọi là “bạch cương tàm”, “cương tàm”, “cương trùng”, “thiên trùng”… Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút rượu, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề.

8. Làm sạch lưỡi bé
Cách làm sạch lưỡi bé hiệu quả là dùng rau ngót xay lấy nước cốt, cho thêm ít mật ong, thật ít mật ong thôi. Mà nên hấp mật ong lên trước đã nhé, cho sạch sẽ. Chấm nước này vào miệng bé bằng cái tăm bông ngoái tai ấy, lúc đó bé sẽ mút rồi đá lưỡi liên tục, vì nước rau ngót mật ong có vị ngọt mà. Đúng là lưỡi bé rất sạch đấy! Với lại uống sữa xong cho bé uống thêm nhiều nước vào nhé, cho sạch miệng!
Nữa là rơ bằng nước muối sinh lí rất tốt, vài lần là lưỡi con sạch không phải rơ lại nữa.

9. Chữa bé bị trớ:
Khi bé bị trớ, bạn tìm đọt tre (cái lá non nhọn hoắt ở đầu túm lá tre) đun nước cho bé uống. Theo dân gian thì con trai 7 đọt, con gái 9 đọt nước này uống như nước đun sôi để nguội.

10. Bé bị rôm sẩy:
Bé bị rôm sảy: lấy khổ qua giã nhuyễn lấy nước tắm bé hoặc lá kinh giới giã nhuyễn lấy nước tắm.

11. Cho bé ăn tỏi nướng chữa cảm cúm hắt xì
Cứ khi nào thấy bé có biểu hiện chảy nước mũi thì nướng tỏi cho bé ăn. Ngày bé thì nướng tỏi lên rồi nghiền nát vào nước cho uống nước. Các mẹ yên tâm không sợ cay nhé, tỏi nướng lên rất ngọt và thơm, bé thì ăn 1 tép thôi, lớn thì 2,3 tép ngày 2,3 lần tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, đảm bảo ngay ngày hôm sau hết chảy mũi và hắt xì luôn. Lưu ý là bài này chỉ dành cho các triệu trứng đầu tiên như hắt xì, nước mũi trắng trong thôi nhé, chứ để thò lò mũi xanh rồi thì vẫn ăn được nhưng lâu khỏi hơn.

12. Bé bị táo:
Theo bác sĩ xin tư vấn thì bẻ ngọn của cây rau mùng tơi, tước phần vỏ ngoài của cọng rau, xong thì từ từ và nhẹ nhàng đẩy cho đọt mùng tơi đi vào hậu môn của bé, rồi lấy ra, đẩy vô, lập lại nhiều lần như vậy, các mẹ sẽ thấy bé sẽ đi ngoài ngay. Hậu môn bé còn non dễ tổn thương nên không nên dùng đồ bơm, đọt mùng tơi có chất nhờn nhớt sẽ không gây thương tổn cho bé.

12. Bé bị đi ngoài:
Các mẹ ra cổng bệnh viện nhi mua 1 lọ nước vôi nhì cho bé uống vài giọt ngày 2 lần chỉ 2 hôm là khỏi ngay. Nó giúp cân bằng độ kiềm và toan trong bộ máy tiêu hoá của bé và bạn có thể rửa sạch lỗ hậu môn, rồi lấy nước vôi nhì rửa họăc lau lỗ hậu môn cho bé ngày 2-3 lần thì chắc chắn bé của bạn sẽ khỏi.

13. Bé đi tiêm phòng về không sốt:
-  Trước hôm đi tiêm thì các mẹ nhớ mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, nói chung ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con to, ti càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm xong cũng cần cho con ti nhiều để tránh mất nước. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp con không bị sốt. Bé nào dùng sữa ngoài thì mẹ có thể giã lá tía tô hòa với nước ấm rồi cho bé uống.
-  Sau khi tiêm lấy bông mà các cô để ở chỗ tiêm day day cho đến khi khô, sau đó chườm lạnh – bằng cách mang theo sẵn khăn lạnh cất trong túi giữ lạnh (túi bảo quản sữa)
- Dán 1 miếng dán hạ sốt (bán ở các tiệm thuốc tây) vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc

Kinh nghiệm dành cho các mẹ mới sinh
1/. Ngay sau khi sinh, khi từ viện trở về nhà, mỗi lần ăn cơm trưa và tối xong, thì rang 1kg muối hạt lên, bọc vào báo hoặc khăn vải gì đó, và nằm sấp bụng đè lên chỗ muối rang đó. Nằm cho đến bao giờ muối nguội thì thôi. Đảm bảo bụng nhỏ gọn lại nhanh cực, phẳng như thời con gái.
2/. Đối với bạn nào sinh thường, bị rạch tầng sinh môn, thì sau khi từ viện về, hàng ngày rửa nước muối ấm pha loãng. Chỉ cần rửa 1-2 lần mỗi ngày là vết khâu hết sưng cực nhanh, cảm giác sạch và dễ chịu lắm. Vết thương sẽ rất mau lành.
3/.  Cá mẹ nhờ người nhà xay cho 1 cốc to nước lá rau ngót, uống sống nha để đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn, sạch hơn, tránh tình trạng sót rau. Không hề khó uống nhé.
4/. Mẹ chuẩn bị trước mấy viên men rượu, sau sinh, mẹ tán nhỏ hòa với rượu/nước (mình hòa với nước) cho sền sệt rồi đắp lên ngực 20-30p. Sau đó, rửa sạch đi, sữa sẽ về nhanh hơn, nhiều hơn. Nữa là mấy ngày đầu dù bé không ti hoặc mẹ không thấy có sữa thì mẹ cũng cố nặn sữa non đút cho con nha. Sữa non chứa nhiều kháng thể, quý lắm đó các mẹ à.

Kinh nghiệm cho con bú sữa
Tuyệt đối sau khi sinh đừng uống cam, hoặc hoa quả nhiều vitamine C, bé sẽ bị đi ngoài đấy. Mà trẻ sơ sinh thường xì xoẹt hoa cà hoa cải, mẹ dễ chủ quan bảo bình thường do không phân biệt được với đi ngoài.

Kinh nghiệm cho mẹ chuẩn bị sinh:
– Từ 37 tuần trở ra, mẹ ăn chè mè đen hàng ngày sẽ giúp tử cung mở nhanh hơn, dễ sinh hơn. Mè đen cũng có nhiều canxi, omega 3 rất tốt cho mẹ và bé nữa đó nha.
– Hoặc gần sinh, các mẹ để sẵn trong nhà nắm tía tô to. Khi có dấu sinh, các mẹ nấu lấy 1 bát nước đặc uống cũng có tác dụng tương tự.

Kinh nghiệm nuôi con mới sinh khác:
– Sinh xong, hàng ngày 2 bữa cơm trưa, tối, mẹ hấp 1 bát đu đủ chín cùng ít đường ăn cho con sáng mắt, tốt cho đường ruột nữa. Ăn mình đu đủ chín cũng rất tốt.
– Con bị sốt mẹ giã lá nhọ nồi (cỏ mực) đắp vào gan bàn chân, tay, trán cho con sẽ đỡ sốt/ giã lá dấp cá cho uống, mẹ ăn lá tía tô sống rồi cho con bú cũng có tác dụng hạ sốt.
– Con bị ho mẹ hấp quất (tắc), đường phèn (dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong) cho con uống sẽ đỡ, có thể tiêu đờm được nữa
– Con bị tiêu chảy, mẹ ăn cà rốt, chuối xanh, hãm búp ổi như trà uống rồi cho con ti. Nếu con biết ăn thì cho con ăn/uống mấy món này
– Con bị bớt/chàm, đêm mẹ dậy cho con ti thì lấy nước miếng của mình bôi vào chỗ bớt/chàm đó sẽ hết Hoặc, mẹ lấy lưng con tôm rảo đánh vào đó lúc con ngủ cũng hết.
– Đặt ở đầu giường bé vật bằng sắt: dao, kéo… cho bé khỏi giật mình. Người miền nam thì thường cho bé đeo vòng làm bằng cây dâu tằm.
– Khi con được 3, 4 tháng, thi thoảng mẹ ăn cũng giả vờ đưa thìa, đũa vào miệng con như cho con ăn vậy để sau này con ăn dặm sẽ dễ hơn, các cụ nói là “nhanh biết ăn”.
NewVnNews (tổng hợp)

Bình Luận:

Mới Nhất

Đọc Nhiều