Chủ nghĩa tư bản sẽ còn phát triển hơn nữa, sẽ rất lâu nữa mới đến thời kỳ tột đỉnh của nó, và còn có nhiều sự điều chỉnh, thích nghi mỗi khi khủng hoảng, nhưng vẫn còn đó bóc lột nặng nề và tinh vi hơn, sự lũng đoạn của những tập đoàn đa quốc gia, sự phân hoá giàu nghèo rất lớn, tỉ lệ thất nghiệp càng tăng.
newvnnews_Suy-nghi-ve-CNTB-va-niem-tin-CNXH-cua-mot-dang-vien-moi
Chủ nghĩa xã hội bùng lên và huy hoàng thời kỳ có Lê-nin, rồi vụt tắt những năm 90 thế kỷ trước, hiện tại còn rất ít quốc gia vẫn kiên định theo nó một cách dò dẫm, chưa tạo được thành tựu gì, chưa có được học thuyết kinh tế rõ ràng cho giai đoạn quá độ này, chịu nhiều dư luận cho rằng học thuyết của Các Mác là sai lầm, thực tế đổ vỡ của phần lớn Nhà nước XHCN là chứng cứ sống động, và các Nhà nước XHCN hiện tại đang yếu thế, thậm chí tụt hậu.

Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, học thuyết kinh tế tân tự do (đại loại thế, kiểu như là kinh tế thị trường tự do, Nhà nước không can thiệp) đã đổ bể, CNTB chao đảo, nó đã dập tắt hy vọng hiện tại rằng CNTB sẽ tự thích nghi và điều chỉnh được để tránh khủng hoảng kinh tế. Mác dự báo khủng hoảng là căn bệnh mãn tính của CNTB, có thể nó vẫn đúng cho sau này, nếu bạn còn trẻ, bạn sẽ có cơ hội để chứng kiến một cuộc khủng hoảng tiếp theo trong khoảng 30 năm tới. Trong sự ngỡ ngàng của các chuyên gia kinh tế và các Nhà nước Tư bản, người ta chứng kiến sự bán chạy đột biến của quyển sách "Tư bản" của Mác. Tất nhiên giới tư bản chỉ đọc cuốn đó để soi lại chính mình một cách miễn cưỡng vì những giá trị và sự uyên thâm của Mác thôi, chứ họ không bao giờ nghĩ rằng Mác đúng hết, và CNTB nên chuyển sang CNXH đâu, họ sẽ tiếp tục điều chỉnh để tránh khủng hoảng lần nữa, và chúng ta chờ xem sau này họ có phải đọc lại bộ "Tư bản" của Mác không nhé. Và có một điều thú vị, những người theo CNXH sẽ lấy điều đó để chế giễu CNTB, rằng chủ nghĩa Mác-Lenin sống mãi, rằng CNTB sẽ chết tức tưởi, rằng những con người Mác xít phải kiên định đến cùng để tìm ra mô hình Nhà nước và mô hình kinh tê đúng đắn nhất, xây dựng được xã hội văn minh, dân chủ nhất.

Có thể những nước XHCN hiện tại như Việt Nam, Lào, Cuba, Trung Quốc, Triều Tiên sẽ làm tròn sứ mệnh của mình, sẽ có công lớn đối với xã hội loài người, khi 200 năm sau người ta chứng kiến một cuộc cách mạng mới, và CNTB sụp đổ hoàn toàn, thế giới chỉ còn lại những Nhà nước CNXH, và sau đó là công cuộc xây dựng tiền đề tiến lên CNCS. Cũng có thể những Nhà nước kiểu này biến mất, chuyển sang CNTB. Cũng có thế CNTB sẽ thích nghi được với thời đại mới, giải quyết tận gốc những mâu thuẫn cốt lõi, thay đổi được bản chất bóc lột.
Sẽ thật mơ hồ và lung lay tư tưởng khi đọc những luồng thông tin trái chiều về một chủ đề nào đó, mục tiêu là sẽ tìm đọc 3 tập của bộ Tư bản, cả cuốn Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nữa. Chúng ta(cả tôi) vẫn thường tranh luận về chủ nghĩa Mác mà chẳng biết thật sự nó là cái gì, mà chẳng đọc những tác phẩm gốc của Mác.

Tôi vẫn tin vào quy luật phát triển của xã hội loài người, hình thái CNTB sẽ có nhiều hạn chế từ kiến trúc thượng tầng mà dù có thích nghi tới đâu cũng không thể thay đổi được, và khi phát triển đến tột đỉnh, nó sẽ thoái trào và diệt vong khi những mâu thuẫn tột đỉnh không thể giải quyết được. Đó cũng là lúc CNXH đã hoàn thiện, chứ không mập mờ như bây giờ. Mọi thứ đang cần chúng ta xây dựng. (Thử thuyết minh sau một tuần lớp bồi dưỡng Đảng viên mới).

Chủ nghĩa tư bản lúc phát triển nhất chính là lúc nó gần hoàn thành vai trò là một giai đoạn của loài người rồi. Bài đáng để đọc và suy tưởng về tương lai:
>> Chủ nghĩa tư bản đã tới ngày tàn?

Đó là niềm tin dựa trên quy luật phát triển của xã hội loài người còn nói về dân chủ, tôi công nhận Việt Nam chưa có dân chủ, nhưng đã ai thử trả lời:
1. Có cách thực hiện dân chủ mà không cần thay đổi chế độ không.
2. Giả sử thực hiện đa đảng, đi theo TBCN thì có đảm bảo dân chủ không?
3. Hậu quả của việc thay đổi chế độ chính trị là gì? Tình hình đất nước sẽ có những nguy cơ gì đáng kể?
4. TBCN hiện nay được bao nhiêu nước có nền dân chủ đúng nghĩa?
5. TB có điểm yếu gì so với CS.
6. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có khả năng thực hiện được không? Nếu không thì tại sao? Nếu định hướng đúng thì tại sao không làm? Nếu sai thì sai chỗ nào?
7. Xã hội chưa phát triển tương xứng với tiềm năng là do con người thực hiện hay do chế độ xã hội, vì sao?
8. Giả sử 200 năm sau, một chặng đường chưa là dài đối với một chế độ xã hội, mà VN đổi mới và có con đường đúng đắn để xây dựng một xã hội dân chủ và giàu mạnh bậc nhất thế giới, bác nghĩ có khả năng không? Nếu không thì dựa vào đâu mà nói vậy?
9. Đảng ta thực hiện đổi mới là bởi phát hiện đường lối hiện tại không phù hợp với tình hình mới, vậy đáng khen hay đáng chê? Có xã hội nào không tự đổi mới thường xuyên để phát triển tiếp không?
10. Nước nào có nền dân chủ tốt nhất thế giới hiện tại? VN học theo cách làm đó có thành công không? Và nước đó có tồn tại nhiều vấn đề về dân chủ không? Nước đó có gặp phải nhiều sự phản đối từ bên trong lẫn bêm ngoài không?
11. Nếu đưa ra những cái cần thay đổi để thay đổi về cơ bản xã hội VN thì đó là những vấn đề gì? Giải quyết theo hướng đó có phải là tích cực không? Nó sẽ thay đổi về bên trong hay là bên ngoài?
12. Nếu cần thay đổi về bên trong của xã hội VN một cách tích cực nhất thì đó là cách nào? Có nhất thiết phải là cách thay đổi/lật đổ chế độ không?
13. Giới trí thức mong muốn thay đổi chế độ có khi nào lại chưa thật sự sáng suốt để cuối cùng làm theo sự giật dây ngầm tinh vi nào đó không?
14. Mặt trái của đa đảng là gì?
15. Mặt tốt của ĐCS là gì so với chế độ đa đảng?
16. Xã hội VN có những điều gì mà xã hội tư bản cần học tập?
17. Làm cách nào để nâng cao dân trí tòan dân một cách bền vững, giải quyết từ gốc rễ?
18. Tại sao Nhật Bản có nền dân trí cao như thế, dù động đất sóng thần kinh thiên động địa mà họ vẫn xếp hàng nhận từng gói mì tôm? Bê cách làm đó qua VN có được không?
19. Nâng cao dân trí cho con người quê hương mình có phải là cách tốt nhất để tạo dựng xã hội VN bền vững, tự phát triển và hoàn thiện chế độ xã hội, nền kinh tế, giáo dục, quân sự...?
20. Bao nhiêu người ở VN có mong muốn  có tình nguyện hy sinh quyền lợi bản thân đê giúp đỡ quê hương nâng tầm dân trí không?
21. Bạn và mọi người xung quanh có những điểm yếu cố hữu nào? Đã ai từng nghĩ cách khắc phục nó hiệu quả chưa?
22. Đã ai từng nghĩ đến khả năng bản thân bị chi phối suy nghĩ bởi một lý do sâu xa nào đó mà bác không nhận ra?
23. Bạn nghĩ sao nếu bị nói là yêu nước cực đoan?
24. Những bạn chống CNXH có nghĩ là phần sai lầm, lỗ hổng kiến thức của mình sẽ gây ảnh hưởng tiêu cự gấp ngàn lần những ảnh hưởng tích cực từ suy nghĩ tiến bộ của mình hay không?
25. Những người được cho là có tư tưởng tiến bộ làm gì để giúp tôi thay đổi quan điểm bảo thủ của tôi bằng cách rất văn hoá, không phải là chửi bới, tự coi mình biết hết, xem người khác là cừu?
26. Những người cho rằng CNCS độc hại, sai lầm thì đã thực sự nghiên cứu và nắm rõ chủ nghĩa Mác-Lenin chưa?
27. Làm sao để thay đổi toàn diện nền dân trí của VN?
Những câu hỏi còn bỏ ngỏ, còn nghiên cứu dài dài tại sao không tìm cách xây dựng mà chỉ muốn phá dựa trên cảm tính(!?).
Việt Hoàng


Bình Luận:

Mới Nhất

Đọc Nhiều