Đường Tăng – tình cảm, thể xác của con người

Đường Tăng: tượng trưng cho tình cảm con người: lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ, ngoài ra còn có tính phàm, u mê, nhu nhược, ba phải. Một trăm lần Tề thiên cản: "Yêu ma đấy, chớ có cứu". Và đủ một trăm lần Đường tăng cứ cứu, để rồi mắc nạn vương tai. Đó là vì sự nhận thức của cảm tính không biết nghe theo tiếng gọi sáng suốt của lý trí. Đường tăng cứ lặp đi lặp lại những sai lầm của mình, và không có sai lầm nào giống sai lầm nào. Con người cũng thế, cứ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác mà thôi, nếu không nghe theo lý trí, lương tâm mà chỉ biết chiều theo vọng tâm, tình cảm nhất thời.

Tôn Ngộ Không: tượng trưng cho lý trí. Lý trí phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Thế nên, trong phim, luôn luôn vai Tề thiên đều đi trước, để dẫn đầu mấy thầy trò. Lý trí ưa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém ai. Cho nên Tề thiên coi mình to ngang với Trời (Tề thiên: bằng Trời), và muốn lên trời xuống biển, quậy phá đều làm được tất, không chút đắn đo, chẳng hề ngần ngại. Đối với Trời vẫn tự xưng "Lão Tôn" là tính kiêu căng. Trước mặt Trời vẫn nghênh ngang không chịu quỳ, ăn nói bất kể tôn ti trật tự, đó là tượng trưng cho đầu óc duy lý của những người muốn phủ nhận Thượng đế. Lý trí vì những "thuộc tính" như thế nên cần thiết phải được uốn nắn luôn luôn cho hợp với kỷ cương, khuôn phép. Tề thiên bởi vậy mà phải đội kim cô. Khi về tới chùa Lôi âm, thành Phật rồi, không cần cởi, vòng kim cô tự lúc nào đã biến mất. Cái trí con người khi đã thuần dưỡng thì không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng. Giống như trẻ con mới đi học, tập viết phải có giấy kẻ hàng đôi, đến chừng lớn lên viết giỏi rồi, giấy chẳng vạch hàng kẻ ô vẫn dễ dàng viết ngay ngắn.

rư Bát Giới – dục vọng, sân si của con người

Trư Bát Giới lúc đầu giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái ở Thiên đình, là người chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh ở Thiên Đình.

Cùng với men say của rượu, Bát Giới đã tán tỉnh Hằng Nga, không những thế Thiên Bồng Nguyên Soái còn tới phủ của Hằng Nga để trêu ghẹo nàng. Quá tức giận, Hằng Nga đã tâu với Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng tức giận đày Thiên Bồng Nguyên Soái xuống hạ giới.

Trong lúc say, xuống cửa trần đầu thai, Thiên Bồng Nguyên Soái ngã nhầm vào cửa lợn, hóa kiếp thành con lợn ở dương gian.

Quan Thế Âm Bồ Tát đặt tên cho Thiên Bồng Nguyên Soái là Trư Ngộ Năng triết tự là: Chữ "Trư" nghĩa là lợn, tượng trưng cho dục vọng của người tu luyện; còn chữ "Năng" nghĩa là tài năng, bản lĩnh, và khả năng.

Trư Ngộ Năng có nghĩa là "con lợn (tái sinh) ngộ ra khả năng của mình" để ám chỉ việc Bát Giới luôn tự đánh giá mình quá cao mà quên mất mình mang một hình hài kinh khủng.

Trư Bát Giới vốn là hạng phàm phu tục tử, biếng lười trụy lạc, loạn tính dâm tòng. Xuất phát điểm như thế, nên Bát Giới trong quá trình tu luyện cũng phải đối mặt với hết thảy mọi nhân tâm và dục vọng.

Trên đường đi lấy kinh, Bát Giới đã gặp rất nhiều phiền toái, vô cùng nguy hiểm chỉ vì tham ăn, tham ngủ.

Nếu không có sự ngăn cản, trợ giúp của Tôn Ngộ Không thì Trư Bát Giới sớm đã trở thành "món ngon" trong miệng bầy yêu quái.

Cũng chính vì không giữ đạo hạnh, buông thả nhân tâm, nên Bát Giới khó có thể phát huy các thần thông vốn có của mình, lại thường hay thoái lui trong các cuộc trừ yêu diệt quái.

Nhưng Trư Bát Giới lại có tính tham công lao, luôn lấy công lao của người khác ghi tạc thành công lao của bản thân.

Mỗi khi gặp yêu quái ngăn trở, ngay cả Tôn Ngộ Không cũng không có kế thì Trư Bát Giới luôn áng chừng phần của cải của mình trong đoàn và nhớ kỹ rồi sau đó chạy lấy người.

Không chỉ mang hình hài "nửa lợn, nửa người", mà ở Bát Giới còn hội tụ đầy đủ nhân tâm và những thứ dục vọng của người thường, như lười biếng, tham ăn, háo sắc, lại hay ghen tị và thích đặt điều nói xấu huynh trưởng đồng môn.

Trên đường đi lấy kinh, núi cao, nước sâu lại có vô vàn khổ nạn giữa đường. Mỗi khi gặp khó khăn, khổ nạn, Trư Bát Giới lại dễ dàng đòi rút lui, nửa đường bỏ cuộc.

Hay nói theo cách khác, vì căn cơ kém cỏi nhất, nên yêu cầu dành cho Bát Giới chỉ dừng lại ở "Ngộ Năng" và "Bát Giới", cũng tức là cần gìn giữ giới luật, tu chính nhân tâm, mới có thể bước vào hàng sa môn.
Sa Tăng:
Sa Tăng vốn là Quyển Liêm đại tướng trên thiên đình, chỉ vì nhỡ tay làm vỡ chiếc cốc lưu ly mà bị Ngọc Hoàng đày xuống làm yêu quái ở Lưu Sa Hà nơi hạ giới, chuyên làm hại dân lành và đòi ăn thịt trẻ con.

Sau khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, Sa Ngộ Tĩnh đã từ bỏ được rất nhiều ma tính của mình trong quá khứ.
là tính cần cù, nhẫn nại. Sa tăng phải nhọc nhằn gánh hành lý là lẽ ấy. Tề thiên mấy bận giận Thầy, mấy phen đào nhiệm quay về Thủy liêm động quê xưa; Bát giới đã trăm lần ngàn lượt đòi chia của, rồi mạnh ai đường nấy. Chỉ riêng có Sa tăng suốt cuộc hành trình vào yêu ra quỷ, một lòng một dạ quảy hành trang tiến tới. Không một lời thối lui. Không một lòng biến đổi. Sa tăng là hình ảnh của tinh tấn, trì thủ, tâm bất thối chuyển. Dù khó khăn đến đâu, đã quyết rồi, thì cứ đi tới. Khí giới của Sa tăng vì thế là bảo trượng có đầu dẹp và bén nhọn, để mà dễ dàng găm chặt vào, ghim chặt vào. Chí đã định rồi thì không biến đổi, lòng đã quyết rồi thì chẳng chuyển lay. Pháp danh của Sa tăng vì thế là Ngộ tịnh: tịnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tịnh để mà kham nhẫn, chịu đựng.



Bình Luận:

Mới Nhất

Đọc Nhiều