NewVnNews - Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông có thể xem như một trong những tranh chấp phức tạp, lâu dài nhất trong lịch sử và ngày càng trở nên căng thẳng. Hiện nay, những nước và vùng lãnh thổ đang tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xia, Bru-nây và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Tranh chấp đa phương 5 nước, 6 bên
Trung Quốc và Đài Loan yêu sách tất cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhiều thực thể của quần đảo Trường Sa do Phi-líp-pin yêu sách. Ma-lai-xia cũng yêu sách một số thực thể, trong đó có một đá nằm trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của Bru-nây. Đảo Ba Bình, đảo lớn nhất và là đảo duy nhất có nguồn nước tự nhiên hiện đang do Đài Loan chiếm đóng.
Như vậy, tổng số đảo, đá, bãi cạn mà Trung Quốc đã chiếm đóng cho đến nay là 7 vị trí. Đài Loan chiếm 2 vị trí là đảo Ba Bình và bãi cạn Bàn Than. Phi-líp-pin đang chiếm đóng 10 vị trí gồm 7 đảo, đá và 3 bãi cạn, rạn san hô. Ma-lai-xia chiếm 7 vị trí nằm về phía Nam quần đảo Trường Sa. Việt Nam đang đóng giữ 21 vị trí thuộc quần đảo Trường Sa, thuộc đơn vị hành chính cấp huyện (huyện đảo Trường Sa) tỉnh Khánh Hòa.
Quần đảo Hoàng Sa là nhóm đảo thứ hai đang có tranh chấp lãnh thổ. Hoàng Sa nằm tại góc đông bắc của Biển Đông, có khoảng cách tương đương từ bờ biển Việt Nam cho đến đảo Hải Nam. Trung Quốc và Đài Loan đều có yêu sách với quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974, và kể từ đó cho đến nay Trung Quốc đã cưỡng chiếm hoàn toàn Hoàng Sa. Trung Quốc không chấp nhận có tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa. Tuy nhiên, tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo này vẫn đang gây ra căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất của Hoàng Sa có diện tích khoảng 1,6 km2 tương đương với diện tích của 13 đảo lớn nhất của Trường Sa. Trụ sở hành chính của cái được gọi là "thành phố Tam Sa" được đặt tại đảo Phú Lâm, đây là "thành phố" tương đương với cấp quận được Trung Quốc thành lập vào tháng 6 năm 2012 làm trung tâm hành chính cho các yêu sách tại Biển Đông.
Ngoài ra bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Bãi Hoàng Nham, Phi-líp-pin gọi là Panatag hay Bajo de Masinlóc) cũng là thực thể có tranh chấp khác tại Biển Đông. Cả Trung Quốc, Phi-líp-pin và Đài Loan đều có yêu sách chủ quyền đối với bãi cạn này. Đây là nơi diễn ra nhiêu xung đột giữa tàu Phi-líp-pin và Trung Quốc trong năm 2012 (http://nghiencuubiendong.vn/nghiencuunuocngoai/4399-cong-c-lien-hp-quc-v-lut-bin-va-cac-tranh-chp-tren-bim-ti-bin-ong).
Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông và lộ trình để đi đến việc hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông
Chính sách ngoại giao thời gian gần đây của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về vấn đề tranh chấp Biển Đông đang trở thành chủ đề tâm điểm của quốc tế. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thống nhất trong ASEAN cũng như tiềm năng cho một biện pháp xử lý hiệu quả cần phải đi sâu phân tích chính sách ngoại giao dài hạn của khối về vấn đề này.
Vào năm 1992, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên hầu hết diện tích của Biên Đông bằng việc thông qua Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khu vực Bắc Kinh khẳng định chủ quyền này chồng lấn và mâu thuẫn với các tuyên bố của bốn trên tổng số sáu thành viên ASEAN vào thời điểm đó là Bru-nây, Phi-líp-pin, Ma-lai-xia và In-đô-nê-xia. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc lại cấp phép cho công ty Mỹ Crestone Energy Corporation tiến hành thăm dò hydrocarbon ngay trong thềm lục địa của Việt Nam.
ASEAN đã nhanh chóng đáp lại bằng Tuyên bố Biển Đông năm 1992 của mình. Tuyên bố đã viện dẫn đến các nguyên tắc cốt lõi của khối, được nêu cụ thể hơn trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), và thúc giục "tất cả các bên liên quan" cùng giải quyết "các vấn đề chủ quyền và tài phán" trong tranh chấp này thông qua "các biện pháp hòa bình" và "không sử dụng vũ lực". Điều khoản ý nghĩa nhất trong Tuyên bố đã kêu gọi các bên cùng thiết lập một "Bộ quy tắc ứng xử quốc tế trên Biển Đông" có tính ràng buộc cao. Chính sách ngoại giao chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông trở nên rõ ràng hơn do sự kiện Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1994 (và bị phát hiện vào năm 1995). Vào tháng 3/1995, các ngoại trưởng của ASEAN cùng lên án Trung Quốc qua một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến trên Biển Đông; ASEAN đã viện dẫn đến tinh thần của "Tuyên bố ASEAN về Biển Đông" năm 1992 để củng cố lời kêu gọi các bên kềm chế tiến hành những hành động gây mất ổn định. Mặt khác, ASEAN cũng khuyến khích Trung Quốc tham gia vào "một mạng lưới các tổ chức khu vực" và các hội thảo, hay một "cấu trúc mới phôi thai gồm các thành viên tốt". Nhưng gạt bỏ mọi nỗ lực nêu trên, Bắc Kinh vẫn duy trì lập trường lâu nay rằng họ sẵn sàng tham dự các cuộc thảo luận song phương với các bên tranh chấp khác, nhưng sẽ không ngồi vào bàn đàm phán đa phương với ASEAN.
Giai đoạn từ năm 1992 đến 1995 đã chứng kiến đỉnh cao của tinh thần đoàn kết ASEAN trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, trong khi lập trường thống nhất của ASEAN giúp giảm nhiệt các căng thẳng công khai và chính thức về cuộc tranh chấp, Trung Quốc mặt khác vẫn tiếp tục tiến hành chiến lược "quyết liệt từng bước" (creeping assertiveness) và đến năm 1999 nước này đã mở rộng mạng lưới các công trình cấu trúc của mình trên những vùng lãnh hải tranh chấp, trong đó có cả đảo Vành Khăn. Kể từ đó, khả năng triển khai một "tiếng nói ngoại giao" chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông cũng dần suy yếu đáng kể.
Tình trạng bất lực này trở nên phức tạp hơn khi trong nội bộ của khối vẫn còn tồn tại những chia rẽ xuất phát từ tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn của các thành viên. Không chỉ vậy, vấn đề còn trở nên trầm trọng hơn khi tổ chức mở rộng số lượng thành viên, đồng thời cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á cũng gây ảnh hưởng lên các quan hệ trong khu vực và cả sự tự tin của ASEAN.
Hệ quả là Philippines đã không thể đạt được mức độ đoàn kết cần thiết để tiến hành bước tiến mới (năm 1999) cho việc hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có tính ràng buộc cao. Mức độ thỏa hiệp cao nhất chỉ dừng ở bản "Tuyên bố DOC" lỏng lẻo được ký vào năm 2002. Một lần nữa các thành viên của khối vẫn chưa thể hiện tinh thần sẵn sàng hy sinh "lợi ích quốc gia" để đổi lấy "lợi ích chung" cho ASEAN (ngay cả khi lợi ích chung này sẽ đem đến lợi ích tối ưu, thậm chí là tuyệt đối cho tất cả các bên) kể từ khi các thành viên ASEAN từ chối yêu cầu từ Phi-líp-pin về tái đàm phán một lập trường thống nhất của khối về Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng 11/2012. Các nước thành viên ASEAN đã thiếu đi một tiếng tiếng nói đồng thuận trong việc đoàn kết giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Những năm gần đây Trung Quốc gây lo ngại khi đẩy mạnh bồi đắp đảo nhân tạo ở nhiều bãi đá, rạn san hô trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các bên liên quan và dư luận quốc tế. Nước này nói rằng các công trình nhằm thực hiện nghiên cứu khoa học nhưng thực chất hướng tới mục tiêu quân sự. ASEAN đứng trước một thách thức không nhỏ về vấn đề an ninh, hào bình, ổn định và pháttriển của khu vực. Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 tại Ma-lai-xia ngày 28/4/2015 là tiếng nói mạnh mẽ thể hiện sự đoàn kết nhất trí và đồng thuận cao của ASEAN nhằm đối phó với các hoạt động phi nghĩa của Trung Quốc trên Biển Đông.Trong đó, các tuyên bố liên quan đến vấn đề Biển Đông là:
"...59. Chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc của các Lãnh đạo về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn niềm tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.
60. Do đó, chúng tôi chỉ đạo các Bộ trưởng Ngoại giao khẩn cấp xử lý vấn đề này một cách xây dựng thông qua các khuôn khổ của ASEAN như quan hệ ASEAN - Trung Quốc cũng như nguyên tắc về cùng chung sống hoà bình.
61. Chúng tôi khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Chúng tôi nhấn mạnh các bên cùng bảo đảm việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn vẹn Tuyên bố về Ứng xử của các bên (DOC) ở Biển Đông: Nhằm xây dựng, duy trì và tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau; thực hiện kiềm chế trong các hành động; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; các bên liên quan giải quyết những khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ lập pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quôc về Luật Biển 1982.
62. Tuy nghi nhận tiến triển trong tham vấn về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), chúng tôi yêu cầu tăng cường tham vấn hơn nữa để bảo đảm nhanh chóng xây dựng được một Bộ Quy tắc COC hiệu quả".
Ngay chiều 28/4/2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tổ chức họp báo phản đối tuyên bố này.
Dù như thế nào, ASEAN vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông và đoàn kết mang lại thành công ngoại giao. Trong những năm tới, đòi hỏi ASEAN và Trung Quốc cần đề ra một lộ trình cụ thể để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), yếu tố tiên quyết để đảm bảo một môi trường an ninh hòa bình, ổn định phát triển khu vực.
Tranh chấp đa phương 5 nước, 6 bên
Trung Quốc và Đài Loan yêu sách tất cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhiều thực thể của quần đảo Trường Sa do Phi-líp-pin yêu sách. Ma-lai-xia cũng yêu sách một số thực thể, trong đó có một đá nằm trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của Bru-nây. Đảo Ba Bình, đảo lớn nhất và là đảo duy nhất có nguồn nước tự nhiên hiện đang do Đài Loan chiếm đóng.
Như vậy, tổng số đảo, đá, bãi cạn mà Trung Quốc đã chiếm đóng cho đến nay là 7 vị trí. Đài Loan chiếm 2 vị trí là đảo Ba Bình và bãi cạn Bàn Than. Phi-líp-pin đang chiếm đóng 10 vị trí gồm 7 đảo, đá và 3 bãi cạn, rạn san hô. Ma-lai-xia chiếm 7 vị trí nằm về phía Nam quần đảo Trường Sa. Việt Nam đang đóng giữ 21 vị trí thuộc quần đảo Trường Sa, thuộc đơn vị hành chính cấp huyện (huyện đảo Trường Sa) tỉnh Khánh Hòa.
Quần đảo Hoàng Sa là nhóm đảo thứ hai đang có tranh chấp lãnh thổ. Hoàng Sa nằm tại góc đông bắc của Biển Đông, có khoảng cách tương đương từ bờ biển Việt Nam cho đến đảo Hải Nam. Trung Quốc và Đài Loan đều có yêu sách với quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974, và kể từ đó cho đến nay Trung Quốc đã cưỡng chiếm hoàn toàn Hoàng Sa. Trung Quốc không chấp nhận có tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa. Tuy nhiên, tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo này vẫn đang gây ra căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất của Hoàng Sa có diện tích khoảng 1,6 km2 tương đương với diện tích của 13 đảo lớn nhất của Trường Sa. Trụ sở hành chính của cái được gọi là "thành phố Tam Sa" được đặt tại đảo Phú Lâm, đây là "thành phố" tương đương với cấp quận được Trung Quốc thành lập vào tháng 6 năm 2012 làm trung tâm hành chính cho các yêu sách tại Biển Đông.
Ngoài ra bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Bãi Hoàng Nham, Phi-líp-pin gọi là Panatag hay Bajo de Masinlóc) cũng là thực thể có tranh chấp khác tại Biển Đông. Cả Trung Quốc, Phi-líp-pin và Đài Loan đều có yêu sách chủ quyền đối với bãi cạn này. Đây là nơi diễn ra nhiêu xung đột giữa tàu Phi-líp-pin và Trung Quốc trong năm 2012 (http://nghiencuubiendong.vn/nghiencuunuocngoai/4399-cong-c-lien-hp-quc-v-lut-bin-va-cac-tranh-chp-tren-bim-ti-bin-ong).
Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông và lộ trình để đi đến việc hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông
Chính sách ngoại giao thời gian gần đây của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về vấn đề tranh chấp Biển Đông đang trở thành chủ đề tâm điểm của quốc tế. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thống nhất trong ASEAN cũng như tiềm năng cho một biện pháp xử lý hiệu quả cần phải đi sâu phân tích chính sách ngoại giao dài hạn của khối về vấn đề này.
Vào năm 1992, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên hầu hết diện tích của Biên Đông bằng việc thông qua Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khu vực Bắc Kinh khẳng định chủ quyền này chồng lấn và mâu thuẫn với các tuyên bố của bốn trên tổng số sáu thành viên ASEAN vào thời điểm đó là Bru-nây, Phi-líp-pin, Ma-lai-xia và In-đô-nê-xia. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc lại cấp phép cho công ty Mỹ Crestone Energy Corporation tiến hành thăm dò hydrocarbon ngay trong thềm lục địa của Việt Nam.
ASEAN đã nhanh chóng đáp lại bằng Tuyên bố Biển Đông năm 1992 của mình. Tuyên bố đã viện dẫn đến các nguyên tắc cốt lõi của khối, được nêu cụ thể hơn trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), và thúc giục "tất cả các bên liên quan" cùng giải quyết "các vấn đề chủ quyền và tài phán" trong tranh chấp này thông qua "các biện pháp hòa bình" và "không sử dụng vũ lực". Điều khoản ý nghĩa nhất trong Tuyên bố đã kêu gọi các bên cùng thiết lập một "Bộ quy tắc ứng xử quốc tế trên Biển Đông" có tính ràng buộc cao. Chính sách ngoại giao chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông trở nên rõ ràng hơn do sự kiện Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1994 (và bị phát hiện vào năm 1995). Vào tháng 3/1995, các ngoại trưởng của ASEAN cùng lên án Trung Quốc qua một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến trên Biển Đông; ASEAN đã viện dẫn đến tinh thần của "Tuyên bố ASEAN về Biển Đông" năm 1992 để củng cố lời kêu gọi các bên kềm chế tiến hành những hành động gây mất ổn định. Mặt khác, ASEAN cũng khuyến khích Trung Quốc tham gia vào "một mạng lưới các tổ chức khu vực" và các hội thảo, hay một "cấu trúc mới phôi thai gồm các thành viên tốt". Nhưng gạt bỏ mọi nỗ lực nêu trên, Bắc Kinh vẫn duy trì lập trường lâu nay rằng họ sẵn sàng tham dự các cuộc thảo luận song phương với các bên tranh chấp khác, nhưng sẽ không ngồi vào bàn đàm phán đa phương với ASEAN.
Giai đoạn từ năm 1992 đến 1995 đã chứng kiến đỉnh cao của tinh thần đoàn kết ASEAN trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, trong khi lập trường thống nhất của ASEAN giúp giảm nhiệt các căng thẳng công khai và chính thức về cuộc tranh chấp, Trung Quốc mặt khác vẫn tiếp tục tiến hành chiến lược "quyết liệt từng bước" (creeping assertiveness) và đến năm 1999 nước này đã mở rộng mạng lưới các công trình cấu trúc của mình trên những vùng lãnh hải tranh chấp, trong đó có cả đảo Vành Khăn. Kể từ đó, khả năng triển khai một "tiếng nói ngoại giao" chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông cũng dần suy yếu đáng kể.
Tình trạng bất lực này trở nên phức tạp hơn khi trong nội bộ của khối vẫn còn tồn tại những chia rẽ xuất phát từ tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn của các thành viên. Không chỉ vậy, vấn đề còn trở nên trầm trọng hơn khi tổ chức mở rộng số lượng thành viên, đồng thời cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á cũng gây ảnh hưởng lên các quan hệ trong khu vực và cả sự tự tin của ASEAN.
Hệ quả là Philippines đã không thể đạt được mức độ đoàn kết cần thiết để tiến hành bước tiến mới (năm 1999) cho việc hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có tính ràng buộc cao. Mức độ thỏa hiệp cao nhất chỉ dừng ở bản "Tuyên bố DOC" lỏng lẻo được ký vào năm 2002. Một lần nữa các thành viên của khối vẫn chưa thể hiện tinh thần sẵn sàng hy sinh "lợi ích quốc gia" để đổi lấy "lợi ích chung" cho ASEAN (ngay cả khi lợi ích chung này sẽ đem đến lợi ích tối ưu, thậm chí là tuyệt đối cho tất cả các bên) kể từ khi các thành viên ASEAN từ chối yêu cầu từ Phi-líp-pin về tái đàm phán một lập trường thống nhất của khối về Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng 11/2012. Các nước thành viên ASEAN đã thiếu đi một tiếng tiếng nói đồng thuận trong việc đoàn kết giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Những năm gần đây Trung Quốc gây lo ngại khi đẩy mạnh bồi đắp đảo nhân tạo ở nhiều bãi đá, rạn san hô trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các bên liên quan và dư luận quốc tế. Nước này nói rằng các công trình nhằm thực hiện nghiên cứu khoa học nhưng thực chất hướng tới mục tiêu quân sự. ASEAN đứng trước một thách thức không nhỏ về vấn đề an ninh, hào bình, ổn định và pháttriển của khu vực. Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 tại Ma-lai-xia ngày 28/4/2015 là tiếng nói mạnh mẽ thể hiện sự đoàn kết nhất trí và đồng thuận cao của ASEAN nhằm đối phó với các hoạt động phi nghĩa của Trung Quốc trên Biển Đông.Trong đó, các tuyên bố liên quan đến vấn đề Biển Đông là:
"...59. Chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc của các Lãnh đạo về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn niềm tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.
60. Do đó, chúng tôi chỉ đạo các Bộ trưởng Ngoại giao khẩn cấp xử lý vấn đề này một cách xây dựng thông qua các khuôn khổ của ASEAN như quan hệ ASEAN - Trung Quốc cũng như nguyên tắc về cùng chung sống hoà bình.
61. Chúng tôi khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Chúng tôi nhấn mạnh các bên cùng bảo đảm việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn vẹn Tuyên bố về Ứng xử của các bên (DOC) ở Biển Đông: Nhằm xây dựng, duy trì và tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau; thực hiện kiềm chế trong các hành động; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; các bên liên quan giải quyết những khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ lập pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quôc về Luật Biển 1982.
62. Tuy nghi nhận tiến triển trong tham vấn về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), chúng tôi yêu cầu tăng cường tham vấn hơn nữa để bảo đảm nhanh chóng xây dựng được một Bộ Quy tắc COC hiệu quả".
Ngay chiều 28/4/2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tổ chức họp báo phản đối tuyên bố này.
Dù như thế nào, ASEAN vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông và đoàn kết mang lại thành công ngoại giao. Trong những năm tới, đòi hỏi ASEAN và Trung Quốc cần đề ra một lộ trình cụ thể để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), yếu tố tiên quyết để đảm bảo một môi trường an ninh hòa bình, ổn định phát triển khu vực.
Thùy Dương
Bình Luận: