NewVnNews - Để việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng tốt, cần phải có sự tương tác tốt giữa các cộng sự trong các mối quan hệ. Cho dù làm việc trong hệ thống y tế công hay tư, chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp, sự tương tác giữa các mối quan hệ tác động đến cộng đồng, văn hóa ứng xử và cả hệ thống y tế. Các kỹ năng mềm này, nếu được hoàn thiện thì sẽ có tác động tích cực đến môi trường làm việc. Ngược lại, nếu khiếm khuyết có thể dẫn đến hậu quả khốc liệt.


Có những mắt xích liên quan giữa các kỹ năng mềm, văn hóa ứng xử với những xung đột xảy ra âm ỉ, dai dẳng, lan tỏa khắp hệ thống chăm sóc sức khỏe, ảnh hưởng đến sự an toàn, sự trải nghiệm của bệnh nhân và của cả các nhân viên y tế. Những phản ứng tự nhiên theo bản năng đến khó chịu của con người chính là mấu chốt dẫn đến các xung đột. Hiểu được gốc rễ của vấn đề này, chúng ta thấy các giải pháp mang tính lý thuyết đã lỗi thời, hệ thống y tế có nên chăng xem xét lại phương pháp dạy, cách tập huấn cho đội ngũ y tế , chú trọng hơn vào chỉ số cảm xúc ( EQ), tập trung vào hành vi ứng xử hơn là đặt quá nặng vào học thuật mang tính kinh điển

Trước tiên chúng ta nên có một cái nhìn tổng quan, hệ thống y tế là một hệ thống thích nghi phức tạp ( complex adaptive system), kế đến là sự tương tác qua lại giữa người với người. Các mối quan hệ dựa trên sự giao tiếp, hành vi ứng xử của một cá nhân, một tập thể hay một tổ chức - điều này sẽ có tác động tiêu cực hay tích cực đến cộng đồng, đội ngũ nhân viên, phản ánh văn hóa của một con người, một tổ chức....và ảnh hưởng không nhỏ đến dịch vụ mà chúng ta cung cấp

Vấn đề nổi cộm chính là bạo hành & quầy rối trong môi trường làm việc, trong công sở, gây đổ vỡ, phiền toái cho các mối quan hệ, gây bất an cho đội ngũ nhân viên y tế, mất an toàn cho cả bệnh nhân

Bạo hành trong môi trường làm việc không chỉ là đánh, xô đầy, các hành vi đe dọa.....mà còn là những hành vi không rõ ràng, tính chất cũng không kém phần nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý, năng suất lao động, thui chột nhiệt huyết của đội ngũ nhân viên. Ví dụ như: đe dọa bằng lời nói, cử chỉ, lạm quyền, lăng mạ bằng những ngôn ngữ thô tục hay nói bóng, nói gió, tạo tin đồn, dèm xiểm...gây tổn thương, tổn hại đến tinh thần của người khác

Quấy rối bao gồm bất ký hành vi, lới nói có thể xúc phạm hoặc làm nhục, làm tổn thương một ai đó. Quấy rối xảy ra khi có người đưa ra lời nhận xét không hài lòng , đùa giỡn về chủng tộc, ngoại hình, tiếng nói, tôn giáo, tình trạng gia đình, hôn nhân, khuyết tật, đời sống, lối sống cá nhân ... một cách quá đáng. Những hành động này lập đi, lập lại nhiều lần, dai dẳng với một cá nhân....có thể gây đau khổ, hao mòn, thất vọng, chán nản, hoặc kích động phản ứng từ người đó. Những hành vi này nếu đứng độc lập thì có vẻ như vô hại, tuy nhiên do LẬP ĐI, LẬP LẠI, sẽ gây dồn nén, có thể làm mất năng lực người khác, cảm xúc bị ức chế, theo ngày tháng có nguy cơ bùng nổ và mang lại những hậu quả khó lường.

Những vấn đề trên có thể ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý. Mọi người đều có thể phản ứng theo cách riêng của mình, những biểu hiện thông thường có thể xảy ra là: tinh thần bị sa sút, giảm năng suất lao động, hoảng sợ, lo lắng, rối loạn căng thẳng, trầm cảm....ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc bệnh nhân, ảnh hưởng bất lợi đến cả hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế.

Nạn bạo hành, quấy rối , sự xung đột trong công sở sẽ dẫn đến sự đổ vỡ trong giao tiếp, làm cho các mối quan hệ giữa các cộng sự trở nên tồi tệ, ảnh hưởng đến việc chung, đến quá trình điều trị, đến sự an toàn của bệnh nhân

Một số trường hợp có thể lấy làm ví dụ điển hình :

- Bác sĩ la hét, mắng nhiếc, cáu gắt, nhát gừng với các điều dưỡng...Cô ta sẽ ngần ngại, lưỡng lự khi muốn báo cáo về tình trạng của bệnh nhân, điều này rất nguy hiểm

- một nhân viên y tế nghe lóm được các đồng nghiệp đang phê phán về mình với dụng ý không tốt, chê bai, dèm xiểm hoặc tán gẫu, xúc xiểm về đời tư, lối sống cá nhân....họ sẽ bị ức chế tâm lý và có thể họ sẽ trút nỗi uất ức, nỗi hờn lên bệnh nhân, cáu gắt với bệnh nhân, lơ là, xao lãng trong việc chăm sóc người bệnh.

Các đồng nghiệp, cộng sự có sự mâu thuẫn, xung đột với nhau, khi gặp chuyện bất trắc trong chuyên môn , họ không còn muốn hổ trợ nhau hay yêu cầu được sự giúp đỡ của nhau. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ , sự sống còn của người bệnh

Phản ứng tự nhiên của con người khi họ bị ức chế tâm lý, lâu ngày không kiểm soát được cảm xúc dẫn đến sự bùng nổ một cách vô thức bằng một biểu hiện nào đó. Trong một môi trường làm việc như vậy, chưa kể đến những áp lực từ cuộc sống, gia đình, công việc, từ phía bệnh nhân, sự xung đột giữa các đồng nghiệp, giữa những người cộng sự với nhau cũng đã tiềm ẩn một nguy cơ không nhỏ.

DS Bùi Ngọc Lan Hương
NewVnNews

Bình Luận:

Mới Nhất

Đọc Nhiều