NewVnNews - Tổng hợp những bài viết về chủ đề "thế nào là phản động" khá dài để tự bạn có một khái niệm đúng nhất cho riêng bạn và xin hãy chia sẽ dưới phần bình luận.

 Mở đầu bài thảo luận tìm hiểu thế nào là "phản động" là ý kiến của Trần Nhật Quang - nhóm Viet Vision

Ý nghĩa thật sự của hai chữ “phản động” đã bị bóp méo như thế nàoTrương Hùng - Triết Học Đường PhốĐã theo dõi nhiều cuộc tranh luận, tôi nhận thấy những ai bênh vực cho chế độ hiện hành thường kết luận những ý kiến khác là “phản động”, hoặc “nói xấu tổ quốc”. Ở đây tôi xin mạn phép nói về nội hàm của hai chữ này.Từ điển Hán Việt Thiều Chửu trang 55 định nghĩa: “Động (1) động, bất cứ vật gì, không bàn là tự sức mình, hay tự sức khác mà chuyển sang chỗ khác, đều gọi là động”. “Phản” có khá nhiều nghĩa, nhưng có thể hiểu đơn giản là chống lại, đi ngược lại. Kết hợp hai chữ này ta có một định nghĩa về ngôn ngữ học như sau: Phản động là chống lại với sự thay đổi do tác động của nội lực hay ngoại lực khách quan. Ví dụ như nếu tồn tại một nguyên tử đứng yên không chuyển động thì nó phản động, vì bản thân nó và sức hút của những nguyên tử khác tạo ra những lực bắt nó phải chuyển động.Chế độ phong kiến Việt Nam ở vào những năm 1900 là phản động vì nó không chịu thay đổi trong khi sự vận động của xã hội Việt Nam cũng như những biến động của tình hình thế giới tạo ra những lực tác động bắt nó phải thay đổi một cách khách quan.Kinh tế chính trị Mác Lênin là phản động vì nó hầu như không thay đổi trong khi đối tượng nghiên cứu của nó là các phương thức sản xuất, nhất là phương thức sản xuất TBCN đã thay đổi quá nhiều từ thời kỳ của Mác đến bây giờ.Trình độ văn minh có thể được đo bằng mức độ bạo lực mà một chế độ sử dụng. Bằng việc phải viện đến bạo lực, nhiều chế độ đã thể hiện sự phản động của mình khi chống lại xu thế khách quan của xã hội là đối thoại thay cho đối đầu. Chính quyền Mĩ là phản động vì đã đem quân đến xâm lược Iraq, các tổ chức Hồi giáo cực đoan là phản động vì nó cổ súy cho bạo lực, đổ máu. Chính quyền cộng sản Bắc Kinh là phản động khi kéo xe tăng quân đội vào đàn áp những trí thức bất mãn tại quảng trường Thiên An Môn. Cũng như thế, chế độ cầm quyền Hà Nội đã thể hiện sự phản động rõ rệt khi họ tuyên truyền cho những tư tưởng đã lỗi thời đến 150 năm như triết học Mác, tư tưởng đấu tranh giai cấp với bạo lực là yếu tố chủ đạo.Trong thế giới ngày nay, hội nhập đã là tư tưởng chính trong mọi mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Việt Nam đang phấn đấu gia nhập WTO là một động thái tiến bộ của giới lãnh đạo. Với những gì mà nhân dân Việt Nam đang cố gắng thể hiện, việc gia nhập WTO sẽ chỉ còn là sớm muộn mà thôi. Tuy nhiên cuộc chơi nào cũng có những quy tắc của nó và những thành viên không có cách nào khác là phải chấp nhận và thực thi những quy tắc ấy một cách tuyệt đối. Dân chủ cũng là một trong những quy tắc ấy và nó đang là một trong những lực chính kéo Việt Nam ra khỏi pháo đài bảo thủ, giáo điều của chủ nghĩa Mác. Tuy vậy, Việt Nam chưa thấy có động thái gì là tiếp thu những tư tưởng mới (HS-SV vẫn phải học một tư tưởng duy nhất là chủ nghĩa Mác) và tình hình dân chủ tại Việt Nam vẫn chưa có thay đổi nào, qua đó chính quyền Hà Nội đã thể hiện sự phản động rõ rệt.Ở Việt Nam, từ xưa đến nay người ta thường đánh đồng (một cách vô thức) “phản Đảng”, “phản quốc” với “phản động”, những người không tán thành đường lối của Đảng thì ngay lập tức bị coi là phản động, chống lại tổ quốc và bị người ta tránh như tránh hủi, vì không muốn mang vạ vào thân. Đảng đã bóp méo ý nghĩa thực sự của hai chữ “phản động”, gán cho nó những ngữ nghĩa mà Đảng muốn. Không ngạc nhiên nếu có ai đó gọi tôi là “phản động” vì những gì tôi đang viết ra, không phải vì họ cực đoan khuynh tả, mà là vì từ nhỏ họ đã được giáo dục rằng: Đảng nói ai phản động thì người đó là phản động, đảng nói ai tiến bộ thì người đó là tiến bộ.Tiêu chuẩn để đánh giá tính phản động hay tính tiến bộ phải là thực tế khách quan. Tuy nhiên trong chế độ cộng sản, người ta sử dụng tư tưởng của Đảng như một chân lý tuyệt đối, một tấm gương để soi vào đó và quyết định xem ai, ý kiến nào là phản động hay không phản động.Đương nhiên khi tư tưởng của Đảng thay đổi thì cách đánh giá này cũng bị thay đổi theo. Trước năm 86, nếu có ai nói rằng cần chấp nhận sự đa nguyên về thành phần kinh tế thì sẽ bị coi là phản động, phản quốc, xét lại cơ hội. Nhiều người như ông Kim Ngọc – Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã phải trả giá do sự đổi mới trong tư tưởng của mình, khi ông cho khoán chui để cứu đói cho dân. Sau Đại hội 6, Đảng chấp nhận đa nguyên kinh tế, thì ông lại được đề cao như một Đảng viên chân chính, một người yêu nước vĩ đại,… Những tư tưởng cũ không chấp nhận những thành phần kinh tế đứng ngoài nhà nước và tập thể, thì bây giờ lại bị coi là phản động.Trước đây ta có các cải cách cải tạo tư bản tư doanh, CCRĐ với tư tưởng chủ đạo là tiêu diệt tận gốc mọi mầm mống của CNTB, thì nay Đảng còn dự định cho Đảng viên làm kinh tế không giới hạn, nói trắng ra là cho phép các đảng viên cộng sản trở thành các nhà tư bản! Các nguyên tắc ngày hôm qua đã trở nên đảo ngược vào ngày hôm nay và chắc rằng sẽ còn thay đổi hơn nữa vào ngày mai. Biết đâu những người mà hiện đang bị coi là phản động như các ông Đỗ Nam Hải, Hoàng Minh Chính, Đặng văn Việt, Nguyễn thanh Giang, lại trở thành những “nhà cải cách”, “người đại diện trung thành cho lợi ích của nhân dân” vào thời điểm có những tư tưởng tiến bộ trong hoạt động của Đảng một ngày nào đó?Những người dám đưa ra những ý kiến cá nhân của mình trên BBC này, tôi cho rằng đều vì một lý tưởng cao đẹp vì sự phát triển của Tổ Quốc, chỉ có điều mỗi người có cách nhìn nhận và giải pháp khác nhau mà thôi. Những ai muốn đất nước dân chủ hơn, muốn đa đảng đa nguyên, chắc chắn không phải vì động cơ xấu. Những người cổ vũ cho chế độ hiện hành chắc cũng không ngoài mong muốn đất nước được ổn định, phát triển. Không có ai là người “bán nước”, “nói xấu tổ quốc ở đây cả”. Những kết luận vội vàng đó là hết sức nghiêm trọng đối với tự ái và sĩ diện của mỗi người.Anh có thể kết tội tôi phản Đảng. Tội ấy tôi xin nhận. Nhưng đừng suy diễn rằng phản Đảng là phản quốc và kết tội tôi chống lại đất nước. Đó là sự xúc phạm ghê gớm nhất đối với mỗi con người VN còn giữ trong mình lòng tự hào và sự khắc khoải chờ mong về tương lai dân tộc.
Posted by NewVnnews - Một Việt Nam mới on 16 Tháng 9 2015


Ý nghĩa thật sự của hai chữ “phản động” đã bị bóp méo như thế nào
Trương Hùng - trên Triết Học Đường Phố

Đã theo dõi nhiều cuộc tranh luận, tôi nhận thấy những ai bênh vực cho chế độ hiện hành thường kết luận những ý kiến khác là “phản động”, hoặc “nói xấu tổ quốc”. Ở đây tôi xin mạn phép nói về nội hàm của hai chữ này.

Từ điển Hán Việt Thiều Chửu trang 55 định nghĩa: “Động (1) động, bất cứ vật gì, không bàn là tự sức mình, hay tự sức khác mà chuyển sang chỗ khác, đều gọi là động”. “Phản” có khá nhiều nghĩa, nhưng có thể hiểu đơn giản là chống lại, đi ngược lại. Kết hợp hai chữ này ta có một định nghĩa về ngôn ngữ học như sau: Phản động là chống lại với sự thay đổi do tác động của nội lực hay ngoại lực khách quan. Ví dụ như nếu tồn tại một nguyên tử đứng yên không chuyển động thì nó phản động, vì bản thân nó và sức hút của những nguyên tử khác tạo ra những lực bắt nó phải chuyển động.

Chế độ phong kiến Việt Nam ở vào những năm 1900 là phản động vì nó không chịu thay đổi trong khi sự vận động của xã hội Việt Nam cũng như những biến động của tình hình thế giới tạo ra những lực tác động bắt nó phải thay đổi một cách khách quan.

Kinh tế chính trị Mác Lênin là phản động vì nó hầu như không thay đổi trong khi đối tượng nghiên cứu của nó là các phương thức sản xuất, nhất là phương thức sản xuất TBCN đã thay đổi quá nhiều từ thời kỳ của Mác đến bây giờ.

Trình độ văn minh có thể được đo bằng mức độ bạo lực mà một chế độ sử dụng. Bằng việc phải viện đến bạo lực, nhiều chế độ đã thể hiện sự phản động của mình khi chống lại xu thế khách quan của xã hội là đối thoại thay cho đối đầu. Chính quyền Mĩ là phản động vì đã đem quân đến xâm lược Iraq, các tổ chức Hồi giáo cực đoan là phản động vì nó cổ súy cho bạo lực, đổ máu. Chính quyền cộng sản Bắc Kinh là phản động khi kéo xe tăng quân đội vào đàn áp những trí thức bất mãn tại quảng trường Thiên An Môn. Cũng như thế, chế độ cầm quyền Hà Nội đã thể hiện sự phản động rõ rệt khi họ tuyên truyền cho những tư tưởng đã lỗi thời đến 150 năm như triết học Mác, tư tưởng đấu tranh giai cấp với bạo lực là yếu tố chủ đạo.

Trong thế giới ngày nay, hội nhập đã là tư tưởng chính trong mọi mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Việt Nam đang phấn đấu gia nhập WTO là một động thái tiến bộ của giới lãnh đạo. Với những gì mà nhân dân Việt Nam đang cố gắng thể hiện, việc gia nhập WTO sẽ chỉ còn là sớm muộn mà thôi. Tuy nhiên cuộc chơi nào cũng có những quy tắc của nó và những thành viên không có cách nào khác là phải chấp nhận và thực thi những quy tắc ấy một cách tuyệt đối. Dân chủ cũng là một trong những quy tắc ấy và nó đang là một trong những lực chính kéo Việt Nam ra khỏi pháo đài bảo thủ, giáo điều của chủ nghĩa Mác. Tuy vậy, Việt Nam chưa thấy có động thái gì là tiếp thu những tư tưởng mới (HS-SV vẫn phải học một tư tưởng duy nhất là chủ nghĩa Mác) và tình hình dân chủ tại Việt Nam vẫn chưa có thay đổi nào, qua đó chính quyền Hà Nội đã thể hiện sự phản động rõ rệt.

Ở Việt Nam, từ xưa đến nay người ta thường đánh đồng (một cách vô thức) “phản Đảng”, “phản quốc” với “phản động”, những người không tán thành đường lối của Đảng thì ngay lập tức bị coi là phản động, chống lại tổ quốc và bị người ta tránh như tránh hủi, vì không muốn mang vạ vào thân. Đảng đã bóp méo ý nghĩa thực sự của hai chữ “phản động”, gán cho nó những ngữ nghĩa mà Đảng muốn. Không ngạc nhiên nếu có ai đó gọi tôi là “phản động” vì những gì tôi đang viết ra, không phải vì họ cực đoan khuynh tả, mà là vì từ nhỏ họ đã được giáo dục rằng: Đảng nói ai phản động thì người đó là phản động, đảng nói ai tiến bộ thì người đó là tiến bộ.

Tiêu chuẩn để đánh giá tính phản động hay tính tiến bộ phải là thực tế khách quan. Tuy nhiên trong chế độ cộng sản, người ta sử dụng tư tưởng của Đảng như một chân lý tuyệt đối, một tấm gương để soi vào đó và quyết định xem ai, ý kiến nào là phản động hay không phản động.

Đương nhiên khi tư tưởng của Đảng thay đổi thì cách đánh giá này cũng bị thay đổi theo. Trước năm 86, nếu có ai nói rằng cần chấp nhận sự đa nguyên về thành phần kinh tế thì sẽ bị coi là phản động, phản quốc, xét lại cơ hội. Nhiều người như ông Kim Ngọc – Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã phải trả giá do sự đổi mới trong tư tưởng của mình, khi ông cho khoán chui để cứu đói cho dân. Sau Đại hội 6, Đảng chấp nhận đa nguyên kinh tế, thì ông lại được đề cao như một Đảng viên chân chính, một người yêu nước vĩ đại,… Những tư tưởng cũ không chấp nhận những thành phần kinh tế đứng ngoài nhà nước và tập thể, thì bây giờ lại bị coi là phản động.

Trước đây ta có các cải cách cải tạo tư bản tư doanh, CCRĐ với tư tưởng chủ đạo là tiêu diệt tận gốc mọi mầm mống của CNTB, thì nay Đảng còn dự định cho Đảng viên làm kinh tế không giới hạn, nói trắng ra là cho phép các đảng viên cộng sản trở thành các nhà tư bản! Các nguyên tắc ngày hôm qua đã trở nên đảo ngược vào ngày hôm nay và chắc rằng sẽ còn thay đổi hơn nữa vào ngày mai. Biết đâu những người mà hiện đang bị coi là phản động như các ông Đỗ Nam Hải, Hoàng Minh Chính, Đặng văn Việt, Nguyễn thanh Giang, lại trở thành những “nhà cải cách”, “người đại diện trung thành cho lợi ích của nhân dân” vào thời điểm có những tư tưởng tiến bộ trong hoạt động của Đảng một ngày nào đó?

Những người dám đưa ra những ý kiến cá nhân của mình trên mạng xã hội, tôi cho rằng đều vì một lý tưởng cao đẹp vì sự phát triển của Tổ Quốc, chỉ có điều mỗi người có cách nhìn nhận và giải pháp khác nhau mà thôi. Những ai muốn đất nước dân chủ hơn, muốn đa đảng đa nguyên, chắc chắn không phải vì động cơ xấu. Những người cổ vũ cho chế độ hiện hành chắc cũng không ngoài mong muốn đất nước được ổn định, phát triển. Không có ai là người “bán nước”, “nói xấu tổ quốc ở đây cả”. Những kết luận vội vàng đó là hết sức nghiêm trọng đối với tự ái và sĩ diện của mỗi người.

Anh có thể kết tội tôi phản Đảng. Tội ấy tôi xin nhận. Nhưng đừng suy diễn rằng phản Đảng là phản quốc và kết tội tôi chống lại đất nước. Đó là sự xúc phạm ghê gớm nhất đối với mỗi con người VN còn giữ trong mình lòng tự hào và sự khắc khoải chờ mong về tương lai dân tộc.

Thế nào là phản động? - LS Nguyễn Văn Đài

Từ phản động nghĩa là tất cả những gì đi ngược lại hay trái với quy luật của tự nhiên và xã hội.
Khái niệm phản động trong lĩnh vực chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các đảng cầm quyền, chính phủ cố níu kéo và duy trì chế độ chính trị lạc hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa quyền lực của một cá nhân hay một đảng. Họ khinh thường các giá trị của quyền con người. Họ biến nhân dân thành đối tượng, công cụ để họ thỏa mãn về quyền lực và của cải. Họ sử dụng cả hệ thống chính trị, luật pháp, và truyền thông để chống lại và đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.

Trong các nước có chế độ chính trị độc tài hoặc độc đảng toàn trị, cụm từ phản động và thế lực thù địch được chính quyền sử dụng để chụp mũ, quy kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Chính quyền cũng sử dụng từ phản động và thế lực thù địch để chụp mũ và quy kết cho những người có tư tưởng, quan điểm đối lập với đảng cầm quyền. Những người lên tiếng phê phán, chỉ trích đảng cầm quyền trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, an ninh,…
Để vô hiệu hóa cũng như cô lập những người hoạt động đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Đồng thời làm mất đi sự ủng hộ của những người dân còn thiếu thông tin dẫn đến hiểu sai về việc đấu tranh của những người yêu nước. Các chính quyền độc tài và độc đảng toàn trị thường sử dụng quyền lực và các phương tiện truyền thông độc quyền của họ để tuyên truyền, vu khống và gọi những tổ chức và những người dân yêu nước là phản động và thế lực thù địch.

Bản chất phản động
Trong thực tiễn của lịch sử thế giới, có những đảng phái chính trị mà ban đầu mang bản chất của một đảng cách mạng, có công lao trong việc đem lại độc lập cho quốc gia. Nhưng khi nắm được quyền lực đã trở nên tham nhũng, thoái hóa, biến chất và không chịu từ bỏ những tư tưởng độc tài, độc đảng lạc hậu để tiếp thu những tư tưởng dân chủ, tiến bộ. Do đó những đảng cầm quyền này dần dần trở thành đảng phản động, và họ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Họ sử dụng bộ máy an ninh, cảnh sát, nhà tù để đe dọa, uy hiếp người dân nhằm duy trì quyền lực cùng với bản chất phản động của họ.
Để hiểu rõ thế nào là phản động và thế lực thù địch với nhân dân, chúng ta cần phải xem xét kỹ từ bản chất bên trong cho đến những biểu hiện ra bên ngoài của một chế độ chính trị xã hội, đảng cầm quyền, hay một chính phủ.

Ở những quốc gia mà do những đảng chính trị mang bản chất phản động nắm quyền thì chúng ta nhận thấy như sau:
Điều 79 và 88 trong bộ luật hình sự Việt Nam dùng để bóp nghẹt tự do ngôn luận?
Thứ nhất, mọi giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn. Những kẻ bất chính, bất lương và gian ác thì nắm quyền lực, chiếm chỗ của những người công bình, chính trực. Những kẻ lưu manh, xấu xa thì khoác áo công quyền. Họ nhân danh Nhà nước, pháp luật để sách nhiễu, bắt giữ, xét xử và cầm tù những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền.
Thứ nhì, tham nhũng trở thành quốc nạn, nó diễn ra ở khắp mọi nơi từ địa phương đến trung ương. Từ nơi kín đáo, riêng tư cho đến công khai trên các tuyến đường giao thông.
Thứ ba, hệ thống, bộ máy quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến tham nhũng, lãng phí tài sản của nhân dân, của quốc gia. Hệ thống tư pháp lạc hậu dẫn việc xét xử oan sai, công lý được đem ra mua bán, trao đổi. Hệ thống hành chính, thủ tục hành chính chồng chéo, không minh bạch dẫn đến tình trạng sách nhiễu người dân.
Thứ tư, nạn tham nhũng và vô trách nhiệm của chính quyền đã dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn phá và khai thác cạn kiệt. Môi trường sống, không khí trong các đô thị bị ô nhiễm xếp hạng nhất thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của hàng chục triệu người dân.
Thứ năm, những đảng phản động nắm quyền vô trách nhiệm, không đủ khả năng, năng lực để kiểm soát những loại hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm độc hại, kém phẩm chất được sản xuất trong nước cũng như nhập lậu. Họ cũng yếu kém về trí tuệ cũng như tầm nhìn trong qui hoạch, kiến trúc và xây dựng đô thị.

Nhân quyền
Cuối cùng, chúng ta so sánh trong lĩnh vực nhân quyền để thấy rõ hơn bản chất phản động của một chế độ chính trị. Ở các quốc gia do các đảng mang bản chất phản động cầm quyền thì các quyền con người trong lĩnh vực chính trị bị hạn chế hay tước bỏ hoàn toàn như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Khi người dân phê phán hay chỉ trích những sai trái của chính quyền thì bị qui kết chống lại nhà nước và bị cầm tù. Người dân không được quyền làm báo chí tư nhân mà báo chí do đảng phản động độc quyền.
"Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ. Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác."
Khi người dân thực hiện quyền hội họp, biểu tình ôn hòa thì bị sách nhiễu, bị tước đoạt quyền tự do, đem đi giam giữ mà không xét xử. Khi người dân thực hiên quyền lập hội, lập đảng thì bị qui kết hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Còn ở các quốc gia dân chủ tiến bộ thì người dân được tự do thành lập các tờ báo, báo chí trở thành công cụ quyền lực của nhân dân để giám sát hoạt động của chính quyền. Người dân được tự do hội họp, tự do biểu tình ôn hòa. Người dân có quyền tự do tham gia hoặc thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị.

Qua thực tiễn ở các chế độ độc tài và độc đảng ở Đông Âu trước đây và ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi hiện nay, chúng ta thấy rằng các thế lực thù địch và phản động đã bị chính quyền chụp mũ trước đây. Khi cách mạng dân chủ thành công thì đã chứng minh rõ ràng đó là những lực lượng cách mạng chân chính và tiến bộ. Họ đã tiến hành các cuộc cách mạng dân chủ đem lại quyền lực, quyền làm chủ đất nước về cho nhân dân. Thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ văn minh. Các chế độ độc tài và độc đảng sau khi bị thay thế và công khai tất cả các thông tin về họ thì mọi người dân đều nhận thấy bản chất của các chế độ đó đều hết tàn bạo và mang bản chất cực kỳ phản động.

Chính quyền phản động thường biến nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước thành công cụ để phục vụ cho lợi ích phi pháp của họ đó là nhân dân phải lao động cực khổ trong các nhà máy, trên các công trường, hầm mỏ, đồng ruộng, trên các ngư trường đánh bắt hải sản để làm tiền và nộp thuế cho ngân sách quốc gia nhưng đã bị các từng lớp quan chức tha hóa chi tiêu lãng phí, tham nhũng và vơ vét của cải của nhân dân thành của riêng. Để dễ dàng thực hiện những hành vi phi pháp đó mà không bị nhân dân trừng phạt thì các chính quyền phản động phải duy trì quyền lực tuyệt đối của mình để kiểm soát mọi mặt của đời sống xã hội. Họ xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống các cơ quan tư pháp và hệ thống chính quyền nhằm hạn chế tối đa các quyền con người, vô hiệu hóa các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ. Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác.
Nhận diện được bản chất thực sự ai là phản động? Ai là thế lực thù địch với nhân dân? Và ai là dân chủ, tiến bộ là rất cần thiết. Từ đó mọi người dân sẽ có thái độ tích cực ủng hộ cũng như tham gia vào các lực lượng dân chủ và tiến bộ để tiến hành cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền.

Phản động là gì? Ai bị coi là phản động? - Lê Văn Thành

Ngày càng có nhiều người bị coi là phản động, và cũng ngày càng có nhiều người hễ mở miệng là nói người khác phản động. nhưng thực sự những người đó có hiểu phản động là gì hay không?
Theo Wikipedia: Phản động nghĩa đen là chống lại với sự thay đổi do tác động của nội lực hay ngoại lực khách quan; nghĩa thông dụng là có tư tưởng, lời nói hoặc hành động chống lại cách mạng, chống lại trào lưu, nhằm giữ lại một xã hội đã lạc hậu hoặc không còn hợp với thời đại.
Hay hiểu 1 cách đơn giản thì:
“Phản” là chống lại, đi ngược lại.
“Động” có nghĩa là không đứng yên, là vận động, biến đổi, phát triển, tiến bộ…
Vậy về mặt xã hội mà nói thì phản động có nghĩa là ngăn cản hoặc chống lại sự vận động, phát triển và tiến bộ xã hội.
Có 2 khái niệm nhiều người hiểu lầm mà đánh đồng (hoặc cố tình đánh đồng). Đó là Chống phá nhà nước và Phản động. Cứ Chống phá nhà nước thì bị coi là phản động. Cái đó không hẳn đúng, là ở chỗ, không phải lúc nào Nhà nước hay chính quyền cũng đại diện cho chính nghĩa và tiến bộ. Đơn cử như Chế độ phong kiến, ở giai đoạn suy vong của nó, nó vẫn là nhà nước, là chính quyền, nhưng nó không còn đại diện cho văn minh, tiến bộ nữa, không còn vì lợi ích nhân dân nữa. Vậy thì những người đứng lên chống phá chế độ phong kiến, đòi hỏi 1 chính thể dân chủ hơn, tiến bộ hơn đâu có thể gọi họ là phản động? Thậm chí khi chế độ cũ sụp đổ, họ còn được coi là những nhà canh tân, nhà cách mạng, ví dụ như cụ Tôn Trung Sơn bên Trung Hoa hay cụ Phan Châu Chinh, Phan Bội Châu của Việt Nam mình. Vì vậy 2 khái niệm Chống phá nhà nước và Phản động là khác biệt và cần phải bóc tách ra để suy xét.

Theo định nghĩa về phản động vừa nói thì chúng ta có 2 kiểu người phản động:
Kiểu thứ 1: là những người vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích phe nhóm mà bưng bít thông tin, kìm hãm sự phát triển của tập thể, của xã hội, nhằm điều hướng dư luận và trục lợi. Các bạn suy nghĩ thật kỹ nhe, vậy thì ai, những ai mới thực sự là phản động? Ai, những ai đang ngày đêm bưng bít thông tin, kìm hãm phát triển chung để trục lợi riêng?
Kiểu thứ 2: là những người thấy chuyện bất công, vô lý, trái pháp luật, trái đạo lý mà không muốn hoặc/và không dám lên tiếng bênh vực lẽ phải. Lên tiếng hay không là quyền của mỗi người, nhưng mong các bạn hãy hiểu 1 điều: Im lặng trước cái ác, chính là tiếp tay cho cái ác.
Lấy ví dụ là sự vụ chặt cây xanh tại Hà Nội thời gian qua.
Khi chính quyền Hà Nội ra quyết định chặt hạ 6700 cây xanh trong khu vực nội đô. Đã có hàng trăm người dân đeo băng rôn, biểu ngữ, đồng phục xuống đường tuần hành, ca hát và hô vang những khẩu hiệu bảo vệ cây xanh và đòi hỏi chính quyền minh bạch hóa dự án này. Khi thấy cảnh tượng đó không ít người đã bĩu môi nghĩ hoặc nói hẳn ra như kiểu là: “Bố cái bọn rảnh rỗi” hay “mẹ cái bọn phản động”. KHÔNG. Tại sao họ lại là rảnh rỗi và phản động?
Trong sự việc chặt cây lần này, theo quan điểm của tôi chính quyền đã hoàn toàn sai, chúng ta chưa bàn tới việc chặt cây có cần thiết hay không, mà chỉ riêng với cái cách tiến hành vô cùng vội vã, mập mờ, không hỏi và không tôn trọng ý kiến người dân đã là sai rồi.
Vậy thì việc người dân xuống đường tuần hành bảo vệ cây xanh và đòi hỏi minh bạch hóa là hoàn toàn chính đáng. Trong khi họ còn đã chọn ngày nghỉ để ít ảnh hưởng đến dân sinh nhất, họ đã tổ chức rất chuyên nghiệp, thậm chí còn phân công những người chuyên lo nhặt rác mà đoàn tuần hành để lại. Quan trọng nhất là thái độ của họ hết sự ôn hòa. Những hoạt động như vậy sẽ giúp xã hội tiến bộ hơn, tiếng nói của người dân có sức nặng hơn, có nghĩa là dân chủ hơn. Thế thì phải khích lệ họ chứ, tại sao vẫn có những người nói họ là phản động? Chính những người làm khó họ mới là phản động.

Hiện nay đa số những người bị gọi là phản động, thực ra rất đơn thuần là họ lên án những vấn đề nhức nhối, bất công trong xã hội và đòi hỏi sự giải quyết công bằng dành cho những người trong cuộc. Lời lẽ của họ có thể hơi gay gắt nhưng nếu bạn đặt giả thiết bạn hoặc người thân của bạn bị vướng vào 1 sự việc bất công như thế, thì bạn sẽ cảm thông với họ hơn. Tôi mong mọi người hãy suy xét thật kỹ trước khi gọi ai đó là phản động, cũng như tỉnh táo và khách quan để nhận biết đâu mới là những kẻ phản động thật sự. Hãy lên tiếng khi thấy bất công ngang trái, đừng bàng quan trước nỗi đau của đồng bào. Chúng ta có quyền đấu tranh cho 1 xã hội tốt đẹp hơn cho bạn, cho tôi và cho con em chúng ta.
Để kết thúc video này tôi xin trích dẫn 1 câu nói nổi tiếng của Napoléon Bonaparte đại đế`: "Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt".


Từ phản động nghĩa là tất cả những gì đi ngược lại hay trái với quy luật của tự nhiên và xã hội.Khái niệm phản động trong lĩnh vực chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các đảng cầm quyền, chính phủ cố níu kéo và duy trì chế độ chính trị lạc hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa quyền lực của một cá nhân hay một đảng. Họ khinh thường các giá trị của quyền con người. Họ biến nhân dân thành đối tượng, công cụ để họ thỏa mãn về quyền lực và của cải. Họ sử dụng cả hệ thống chính trị, luật pháp, và truyền thông để chống lại và đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.Trong các nước có chế độ chính trị độc tài hoặc độc đảng toàn trị, cụm từ phản động và thế lực thù địch được chính quyền sử dụng để chụp mũ, quy kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Chính quyền cũng sử dụng từ phản động và thế lực thù địch để chụp mũ và quy kết cho những người có tư tưởng, quan điểm đối lập với đảng cầm quyền. Những người lên tiếng phê phán, chỉ trích đảng cầm quyền trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, an ninh,…Để vô hiệu hóa cũng như cô lập những người hoạt động đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Đồng thời làm mất đi sự ủng hộ của những người dân còn thiếu thông tin dẫn đến hiểu sai về việc đấu tranh của những người yêu nước. Các chính quyền độc tài và độc đảng toàn trị thường sử dụng quyền lực và các phương tiện truyền thông độc quyền của họ để tuyên truyền, vu khống và gọi những tổ chức và những người dân yêu nước là phản động và thế lực thù địch.Bản chất phản độngTrong thực tiễn của lịch sử thế giới, có những đảng phái chính trị mà ban đầu mang bản chất của một đảng cách mạng, có công lao trong việc đem lại độc lập cho quốc gia. Nhưng khi nắm được quyền lực đã trở nên tham nhũng, thoái hóa, biến chất và không chịu từ bỏ những tư tưởng độc tài, độc đảng lạc hậu để tiếp thu những tư tưởng dân chủ, tiến bộ. Do đó những đảng cầm quyền này dần dần trở thành đảng phản động, và họ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Họ sử dụng bộ máy an ninh, cảnh sát, nhà tù để đe dọa, uy hiếp người dân nhằm duy trì quyền lực cùng với bản chất phản động của họ.Để hiểu rõ thế nào là phản động và thế lực thù địch với nhân dân, chúng ta cần phải xem xét kỹ từ bản chất bên trong cho đến những biểu hiện ra bên ngoài của một chế độ chính trị xã hội, đảng cầm quyền, hay một chính phủ.Ở những quốc gia mà do những đảng chính trị mang bản chất phản động nắm quyền thì chúng ta nhận thấy như sau:Điều 79 và 88 trong bộ luật hình sự Việt Nam dùng để bóp nghẹt tự do ngôn luận?Thứ nhất, mọi giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn. Những kẻ bất chính, bất lương và gian ác thì nắm quyền lực, chiếm chỗ của những người công bình, chính trực. Những kẻ lưu manh, xấu xa thì khoác áo công quyền. Họ nhân danh Nhà nước, pháp luật để sách nhiễu, bắt giữ, xét xử và cầm tù những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền.Thứ nhì, tham nhũng trở thành quốc nạn, nó diễn ra ở khắp mọi nơi từ địa phương đến trung ương. Từ nơi kín đáo, riêng tư cho đến công khai trên các tuyến đường giao thông.Thứ ba, hệ thống, bộ máy quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến tham nhũng, lãng phí tài sản của nhân dân, của quốc gia. Hệ thống tư pháp lạc hậu dẫn việc xét xử oan sai, công lý được đem ra mua bán, trao đổi. Hệ thống hành chính, thủ tục hành chính chồng chéo, không minh bạch dẫn đến tình trạng sách nhiễu người dân.Thứ tư, nạn tham nhũng và vô trách nhiệm của chính quyền đã dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn phá và khai thác cạn kiệt. Môi trường sống, không khí trong các đô thị bị ô nhiễm xếp hạng nhất thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của hàng chục triệu người dân.Thứ năm, những đảng phản động nắm quyền vô trách nhiệm, không đủ khả năng, năng lực để kiểm soát những loại hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm độc hại, kém phẩm chất được sản xuất trong nước cũng như nhập lậu. Họ cũng yếu kém về trí tuệ cũng như tầm nhìn trong qui hoạch, kiến trúc và xây dựng đô thị.Nhân quyềnCuối cùng, chúng ta so sánh trong lĩnh vực nhân quyền để thấy rõ hơn bản chất phản động của một chế độ chính trị. Ở các quốc gia do các đảng mang bản chất phản động cầm quyền thì các quyền con người trong lĩnh vực chính trị bị hạn chế hay tước bỏ hoàn toàn như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Khi người dân phê phán hay chỉ trích những sai trái của chính quyền thì bị qui kết chống lại nhà nước và bị cầm tù. Người dân không được quyền làm báo chí tư nhân mà báo chí do đảng phản động độc quyền."Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ. Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác."Khi người dân thực hiện quyền hội họp, biểu tình ôn hòa thì bị sách nhiễu, bị tước đoạt quyền tự do, đem đi giam giữ mà không xét xử. Khi người dân thực hiên quyền lập hội, lập đảng thì bị qui kết hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Còn ở các quốc gia dân chủ tiến bộ thì người dân được tự do thành lập các tờ báo, báo chí trở thành công cụ quyền lực của nhân dân để giám sát hoạt động của chính quyền. Người dân được tự do hội họp, tự do biểu tình ôn hòa. Người dân có quyền tự do tham gia hoặc thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị.Qua thực tiễn ở các chế độ độc tài và độc đảng ở Đông Âu trước đây và ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi hiện nay, chúng ta thấy rằng các thế lực thù địch và phản động đã bị chính quyền chụp mũ trước đây. Khi cách mạng dân chủ thành công thì đã chứng minh rõ ràng đó là những lực lượng cách mạng chân chính và tiến bộ. Họ đã tiến hành các cuộc cách mạng dân chủ đem lại quyền lực, quyền làm chủ đất nước về cho nhân dân. Thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ văn minh. Các chế độ độc tài và độc đảng sau khi bị thay thế và công khai tất cả các thông tin về họ thì mọi người dân đều nhận thấy bản chất của các chế độ đó đều hết tàn bạo và mang bản chất cực kỳ phản động.Chính quyền phản động thường biến nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước thành công cụ để phục vụ cho lợi ích phi pháp của họ đó là nhân dân phải lao động cực khổ trong các nhà máy, trên các công trường, hầm mỏ, đồng ruộng, trên các ngư trường đánh bắt hải sản để làm tiền và nộp thuế cho ngân sách quốc gia nhưng đã bị các từng lớp quan chức tha hóa chi tiêu lãng phí, tham nhũng và vơ vét của cải của nhân dân thành của riêng. Để dễ dàng thực hiện những hành vi phi pháp đó mà không bị nhân dân trừng phạt thì các chính quyền phản động phải duy trì quyền lực tuyệt đối của mình để kiểm soát mọi mặt của đời sống xã hội. Họ xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống các cơ quan tư pháp và hệ thống chính quyền nhằm hạn chế tối đa các quyền con người, vô hiệu hóa các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.Các chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng tối bao trùm lên cả dân tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ. Nhưng các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để xua tan bóng tối đang đè nặng lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác.Nhận diện được bản chất thực sự ai là phản động? Ai là thế lực thù địch với nhân dân? Và ai là dân chủ, tiến bộ là rất cần thiết. Từ đó mọi người dân sẽ có thái độ tích cực ủng hộ cũng như tham gia vào các lực lượng dân chủ và tiến bộ để tiến hành cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền.
Posted by NewVnnews - Một Việt Nam mới on 16 Tháng 9 2015

Bài trên Diễn Đàn Hải Ngoại Việt Nam

Việt Nam mặc dù chiến tranh khói lửa đã qua hơn nửa đời người rồi..nhưng dư luận trong và ngoài nước đến nay vẫn còn xôn xao về sự kiện này , nhất là những thanh thiếu niên Việt nam trong và ngoài nước thuộc thế hệ sinh sau 1975 lo âu moi óc, thắc mắc và thường đặt câu hỏi ” Thế nào là phản động ”  Phản động là gì ? Thế lực Thù địch là ai ? và nước nào là thù địch với Việt nam ? . Đảng Cộng sản tối cao lãnh đạo không giải thích và trong bộ luật hình sự 88 của Chính phủ VN cũng không nêu rõ. 
 Từ “phản động” được dùng lần đầu tiên sau Cách mạng Pháp. Nhiều người ủng hộ chế độ quân chủ bị xem là phản động tức đi ngược “trào lưu tiến hóa” (tiếng Pháp: réactionnaire mô tả sự chống đối về chính trị nhằm phục hồi một xã hội đã lỗi thời). Sau này nhiều người theo chủ nghĩa xã hội xem những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản là “phản động” vì họ cho nhân loại tiến lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu của lịch sử. Trong khi đó những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản xem mình là “bảo tồn” (hay “bảo thủ”) chứ không tự gọi họ là “phản động”. Họ lại coi những người ủng hộ trào lưu khôi phục các giá trị xưa cũ (như tập tục phong kiến,…) là “phản động”.
Nếu ” phản động ” được định nghĩa là có tư tưởng và hành động chống đối với nhà cầm quyền làm cản trở phát triển quốc gia. Thế chẳng nhẽ trong thời Pháp thuộc Đảng ta đấu tranh bạo động chống lại chính phủ thuộc địa gây ra chiến tranh đẫm máu, làm đất nước thụt lùi 20 năm nghĩa Đảng ta là phản động ? Hóa ra phản động chỉ là 1 định nghĩa có tính tương đối tùy vào đối tượng định nghĩa? Không đời nào, định nghĩa là tuyệt đối và chỉ có 1 định nghĩa đúng, đó là định nghĩa của Đảng ta. Tất cả các định nghĩa còn lại đều sai bao gồm cả định nghĩa của đồng chí X  .

Theo blog Châu Xuân Nguyễn : Vậy “phản động” là gì ?   Đọc hai chữ “phản động” lên ta cảm thấy cái hành động này không những nó là hành động chống lại, phản lại mà còn chống lại một cách sai trái. Còn những hành động chống lại, phản lại một cách đứng đắn, nghiêm chỉnh, có lương tâm, có trách nhiệm thì không thể gọi những hành động đó là “phản động”. Chính vì thế, anh Nguyễn Tiến Nam, một sinh viên trong nước đã viết một bài với tiêu đề rất mỉa mai là: “Bây giờ tôi đã hiểu thế nào là “bọn phản động” của chế độ Cộng Sản độc tài đảng trị” sau khi anh bị bắt vì đã tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam vào cuối năm 2007. Anh viết: “Họ (“bọn phản động”) chính là những người yêu nước, thương dân thực sự. Họ sống có lương tâm và trách nhiệm với tổ quốc và nhân dân thực sự. Họ không như các cơ quan báo chí (của chính quyền) trong nước ” vu cáo và bôi bác” . Họ là những con người có nhân cách và đạo đức…Vì thế, từ “phản động” phải được định nghĩa một cách chính xác và nghiêm chỉnh như sau : Phản động là những hành động sai trái chống lại các quy luật tự nhiên của xã hội và các luật pháp chính đáng của chính quyền. Một cựu nhân viên LHQ, hiện là tư vấn cho LHQ và một số tổ chức các nước, góp ý rằng ” phản động ” là từ chỉ có ở Việt Nam, phát sinh sau quyết định 97 của thủ tướng chính phủ, phản ảnh lý luận một cách ôn hòa của giới trí thức trong và ngoài nước . Nhưng bản chất nói chung cụm từ ” Phản động ” là nói ngược lại và có ý tưởng ngược chiều với chính sách chủ trương của Đảng cộng sản Việt nam.

Thế Lực Thù Địch Là Gì ?
Thế Lực Thù Địch cụm từ nầy nó được chính phủ Việt nam đẻ ra sau khi cục diện chính trị cộng sản ở Liên xô và đông Âu sụp đổ .
Cách đây không lâu, khi một số thanh niên, sinh viên, trí thức phẫn uất trước hành động ngang nguợc của Trung Cộng xâm lấn hải phận và bắt giữ, giết hại ngư dân VN, đã xuống đường biểu tình phản đối, cũng bị đảng CSVN quy cho là do “các thế lực thù địch” xúi dục. Những người biểu tình này bị hành hung, bắt giữ. Nhiều người cho đến nay vẫn còn bị tù.
Vậy, đối với đảng CSVN, ai là “các thế lực thù địch”?.
Trước hết, dùng danh từ “thế lực”, hiển nhiên Đảng CSVN xem đây không phải là một nhóm nhỏ mà phải là một lực lượng to lớn, tầm vóc cỡ quốc gia. Và khi nói “các thế lực”, Đảng muốn ám chỉ không phải chỉ là một mà là nhiều quốc gia. Như vậy, dù không tuyên bố thẳng, ai cũng biết Đảng muốn ám chỉ “các thế lực thù địch” đây là khối các nước Tây Phương, trong đó hiển nhiên do Mỹ chủ động dẫn đầu . Tuy hiện nay Việt nam bang giao thương mại với Mỹ và các nước phương tây , nhưng bởi các quốc gia đó theo thể chế tư bản chủ nghĩa , là một thế giới tự do , dân chủ , Động thái đó làm cho Việt nam xã hội chủ nghĩa nghi ngờ..
Trong các văn kiện, tài liệu, bài viết, cũng như trong các diễn văn, lời tuyên bố của cấp lãnh đạo Đảng CSVN, cụm từ “các thế lực thù địch” thường được nêu lên như một thực thể ghê gớm, đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của chế độ.
Điển hình như Nghị quyết số 12 do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành trong tháng Giêng vừa qua, với tựa đề “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, đã trình bày về sự đe dọa này như sau: “Trong khi đó, các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng.”
Trong một đọan khác, khi nêu lên các biện pháp để đối phó với đe dọa này, Nghị quyết viết “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.”
Theo Liên hiệp quốc ( LHQ ) và một số tổ chức các nước, nói rằng ” Thế Lực Thù Địch ” là cụm từ rất mờ ám , nó không có cơ sở pháp lý  , cụ thể là ai là nước nào chỉ có ở Việt Nam và Trung quốc sử dụng bởi nó bao hàm ý nghĩa những quốc gia và những cá nhân không ưa thích hoặc chán ghét chế độ chủ nghĩa Cộng sản .


Định nghĩa thế nào “phản động” - bài viết trên diễn đàn "Tiến Lên XHCN"

Hôm nay, trong buổi lướt óep theo định hướng XHCN, anh vô tình đọc được cuộc thảo luận giữa đồng chí Whitebear (tạm dịch là Gấu Bắc Cực) và tên phản động X-cà khét tiếng tqvn2004. Đồng chí này tuy có tư tưởng trung thành nhưng lý luận rách bươm nên chỉ tổ ăn hại. Kiểu lý luận kém cỏi như đồng chí thì chỉ như giao bóng cho đối thủ trong vùng cấm.

Đảng đã ban cho đồng chí cơ hội ăn học, đ/c lại chọn học ở nước tư bản đế quốc. Thế thì Đảng vẫn duyệt cho đ/c du học tư bản, nhưng đ/c vẫn chẳng yên phận học tập lại quay ra thảo luận các chủ đề chính trị và lai vãn với bọn phản động, các thế lực thù địch. Nếu đ/c ở VN thì ít nhất đã bị hạ hạnh kiểm, đình chỉ học tập. Càng chứng tỏ chỉ có ở các nước tự do dân chủ phương Tây mới có trò thảo luận, đối thoại phản động như thế.

Để hiểu lý luận của đ/c kém ở chỗ nào, hãy xem lại định nghĩa về “phản động” của đ/c:
“Có tư tưởng chống đối và có thái độ thù địch với nhà cầm quyền, có hành động gây tác hại, làm cản trở sự phát triển của quốc gia hoặc gây bất ổn cho xã hội.
Cụ thể hơn, hành động gây tác hại ở đây thể hiện ở nhiều mặt, có thể là sự không tương thích về thời điểm, hoàn cảnh kinh tế, chính trị, dân trí và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia.”

Phản động đơn giản là phản cách mạng, phản Đảng, chấm hết. Định nghĩa dài cho lắm vào nhỡ phản động nó phản rằng Đảng ta độc quyền lãnh đạo đất nước gây ra tham nhũng, lãng phí, lạm phát, mất đất, mất đảo ảnh hưởng đến phát triển quốc gia, hóa ra Đảng ta cũng là phản động? Càng tệ hơn khi đồng chí bỏ ngỏ định nghĩa thế nào là “gây tác hại, làm cản trở sự phát triển”. Ví như Đảng ta trước kia đấu tranh chống Mỹ hy sinh vài triệu mạng thì vẫn được đ/c coi là phát triển và không gây bất ổn xã hội. 
Đồng chí lại còn cả gan chấp nhận rằng dân chủ là cái đích phải hướng đến. Như thế lại khẳng định phản động đòi hỏi dân chủ là có ý đẹp, chỉ tội thời gian chưa chín mùi. Thế thì có khác gì lý luận của thực dân Pháp khi chúng cũng bảo rằng độc lập của các thuộc địa là cái đích của tương lai, nhưng trong thời điểm Việt Nam chưa có dân trí và khả năng tự trị nên phải chấp nhận sự cai trị của mẫu quốc? Chúng lý luận thế có chùn bước Đảng ta đấu tranh giành độc lập đâu, thế thì làm sao chùn bước phản động dành tự do dân chủ được? Xin nhắc nhở với đồng chí 1 lần cuối cùng rằng con đường duy nhất Đảng ta đang bận rộn đi đến là tiến lên XHCN, làm gì có thời gian tiến lên dân chủ.
Nếu phản động được định nghĩa là có tư tưởng và hành động chống đối với nhà cầm quyền làm cản trở phát triển quốc gia. Thế chẳng nhẽ trong thời Pháp thuộc Đảng ta đấu tranh bạo động chống lại chính phủ thuộc địa gây ra chiến tranh đẫm máu, làm đất nước thụt lùi 20 năm nghĩa Đảng ta là phản động?

 Hóa ra phản động chỉ là 1 định nghĩa có tính tương đối tùy vào đối tượng định nghĩa? Không đời nào, định nghĩa là tuyệt đối và chỉ có 1 định nghĩa đúng, đó là định nghĩa của Đảng ta. Tất cả các định nghĩa còn lại đều sai bao gồm cả định nghĩa của đồng chí.
Đồng chí hãy cẩn thận phần định nghĩa thế nào là tự do dân chủ, hoặc tốt hơn hết là rút lui khỏi cuộc thảo luận. Đừng tự biến mình thành phản động rồi lại hết đường về đóng góp xây dựng tổ quốc.

______________
Kết bài xin trích một ý của LS Trần Thu Nam, "Thế lực thù địch" là những thế lực đi ngược lại lợi ích của nhân dân, các thế lực đẩy người dân vào cảnh màn trời chiếu đất." Là những thế lực ngăn cả sự phát triển của dân tộc, của đất nước trên con đường đến dân chủ, tự do, văn minh - những chân lý, giá trị phổ quát của nhân loại.

NewVnNews (tổng hợp)





Bình Luận:

Mới Nhất

Đọc Nhiều