Việt Nam chính thức bị Lào, Campuchia vượt mặt
Có lẽ, nhận định Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua không còn là dự báo mà đã dần thành hiện thực. Số liệu thống kê của WB và WEF cho thấy, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt đã bị 2 nước láng giềng vượt lên về năng lực cạnh tranh, trình độ sản xuất...

Theo các chỉ số thống kê xếp hạng của Ngân hàng Thế giới – World Bank và Diễn đàn Kinh tế Thế giới – WEF cho thấy, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt đang đối mặt với nguy cơ bị Lào và Campuchia vượt qua về cả năng lực cạnh tranh, khả năng vươn lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, và trình độ sản xuất. 
Trước thềm hội nhập, Việt Nam đang gặp phải những vấn đề rất đáng lo ngại như đầu tư đào tạo nhân viên yếu; khả năng ứng dụng công nghệ mới và hấp thu công nghệ yếu; trình độ marketing  đều bị xếp sau Lào và Campuchia, chỉ hơn mỗi Myanmar.
Trong khi đó, Lào và Campuchia đang có những bước cải thiện mạnh mẽ trong mấy năm qua và hơn hẳn Việt Nam về sự năng động của doanh nghiệp, theo các thống kê mới nhất của Ngân hàng Thế giới cũng như Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Những điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp trong nước sẽ bị “đuối” và khó thoát ra khỏi vị thế mãi gia công, xuất khẩu thô chiếm tỷ trọng cao khi hội nhập.
Nếu xét về chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia, Việt Nam đang được xếp trên 3 nước là Lào, Campuchia và Myanmar – nhóm có đóng góp khoảng 4% GDP toàn khối. Trong khi đó, nhóm có năng lực cạnh tranh cao hơn Việt Nam đang chiếm đến 88% GDP toàn khối.
Tuy nhiên, Việt Nam đang là quốc gia có chi phí thời gian chờ và nộp thuế cao nhất trong khu vực. Báo cáo của World Bank cho thấy, trong nhiều năm liền số giờ trung bình cho một doanh nghiệp nộp hồ sơ thuế và đóng được thuế là 872 giờ, gấp hơn 10 lần so với Singapore, gấp 2,5 lần so với Lào và hơn 5 lần so với Campuchia.
Xét về mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp, hiện trình độ sản xuất của Việt Nam được WEF xếp sau cả Lào và Campuchia, chỉ cao hơn Myanmar.
Báo cáo cho thấy, doanh nghiệp ở Lào có năng lực đổi mới và sáng tạo; độ chuyên sâu cao hơn  doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, trình độ marketing của các doanh nghiệp ở Lào và Campuchia được WEF đánh giá cao hơn cả Việt Nam. 
Điểm quan trọng trong năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là đào tạo nhân viên và thu hút nhân tài, hiện Việt Nam vẫn bị xếp sau cả Lào và Campuchia.
Còn khoảng hơn 6 tháng nữa, Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC sẽ có hiệu lực. 10 nước ASEAN sẽ trở thành một cộng đồng kinh tế tự do với quy mô 2.400 tỷ USD (năm 2013) với 600 triệu người dân.
Giữa các nước thành viên trong cộng đồng AEC sẽ là dòng chảy hoàn toàn tự do về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có kỹ năng (bước đầu với 8 nhóm ngành: bác sĩ, nha sĩ, y tá, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán, giám định và du lịch). 
Theo những chỉ số đưa ra, tương lai các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn lên không là một câu hỏi rất khó trả lời. Bởi, dù cho Việt Nam đang thu hút dòng vốn FDI từ các nơi đổ về thì các doanh nghiệp trong nước được gì từ những ưu đãi Chính phủ đã dành cho các doanh nghiệp FDI? 

Mặt khác, Việt Nam được xếp vào nhóm phát triển dựa vào thiên nhiên ban phát. Điều này một lần nữa khẳng định qua chỉ số chuyển giao công nghệ với FDI. So với cả Lào và Campuchia, FDI vào Việt Nam nhắm vào lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên.

Theo đó, WEF đánh giá chỉ tiêu chuyển giao công nghệ với FDI trong khối ASEAN của Việt Nam chỉ đứng trên Myanmar, lại một lần nữa được xếp thấp hơn Lào, Campuchia. 

Sao cái gì chúng ta cũng thua Lào, Campuchia?
Đó là câu hỏi nhức nhối mà nhiều người đặt ra khi chứng kiến Việt Nam ngày càng thua Campuchia và Lào về nhiều mặt, ngay cả ở những lĩnh vực mà chúng ta từng tự hào và có lợi thế vượt trội so với hai nước láng giềng.

Cha con ông Trần Quốc Hải - nông dân ở Tây Ninh đã sang Campuchia sửa chữa, chế tạo thành công xe bọc thép cho nước này và được trao tặng Huân chương vương quốc Campuchia.

Quả thật, nhận định Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua không còn là dự báo, không còn là nguy cơ nữa mà đã thành hiện thực và cái danh sách thua kém ngày càng kéo dài ra. Đó quả là điều đáng xấu hổ!
Mới đây nhất, các nhà làm du lịch Việt thừa nhận rằng, cũng trong điều kiện khó khăn nhưng du lịch Campuchia vẫn trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ vì “họ làm chuyên nghiệp và hơn hẳn chúng ta về cách quảng bá, giới thiệu du lịch của họ tới các nước trên thế giới”.
Và còn hàng hoạt sự thua kém khác đã được các chuyên gia đề cập rất nhiều, ngày càng bộc lộ rõ rệt, chủ yếu do bản thân Việt Nam dậm chân tại chỗ hoặc tự làm mình kém đi trong khi các nước xung quanh không ngừng nỗ lực vươn lên:
Việt Nam xếp sau Lào về chỉ số năng suất sáng tạo. Chúng ta đi sau Campuchia về công nghiệp ô tô, thậm chí những lĩnh vực nông nghiệp có thế mạnh như lúa gạo cũng không hơn được họ. Campuchia đã tự chế đươc ô tô điều khiển bằng smartphone giá 100 triệu đồng, trong khi năng lực của Việt Nam bị đánh giá là …không làm nổi một cái ốc vít!
Ông Lý Quang Diệu, cố Thủ Tướng Singapore từng nhận xét rằng “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”.

Campuchia và Lào - trước đây chưa từng được coi là đối thủ cạnh tranh về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đang vượt Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của Campuchia hơn Việt Nam và tính ổn định trong nền kinh tế cũng có phần vượt qua Việt Nam, do họ không lạm phát nhiều như chúng ta; Tốc độ internet 3G Việt Nam thua Lào và Campuchia; Việt Nam đang bị đánh giá thấp về nhân lực, giáo dục, số bằng sáng chế và ấn bản khoa học thấp hơn so với Lào…

Ông Lý Quang Diệu, cố Thủ Tướng Singapore từng nhận xét rằng “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”.
Bản thân chúng ta cũng từng kỳ vọng Việt Nam sẽ là “con hổ”, “con rồng” dẫn đầu Đông Nam Á nhưng vì sao bây giờ thua kém cả Campuchia và Lào? Cái gì đã làm cho chúng ta tụt hậu nhanh như vậy? Lý giải như thế nào về chuyện Lào, Camphuchia được đánh giá là đi sau Việt Nam trong nhiều lĩnh vực lại có kết quả được đánh giá tốt hơn Việt Nam?
Câu trả lời, như nhiều chuyên gia đã chỉ ra, đó là nền kinh tế của hai nước Lào và Campuchia ít bị can thiệp hơn, thủ tục không rối rắm như Việt Nam. Mức độ mở cửa của họ lớn hơn chúng ta. Đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài tốt hơn Việt Nam.
Lâu nay chúng ta thường tự hào tố chất người Việt Nam thông minh, sáng tạo nhưng các chỉ số từ nghiên cứu mới nhất đã nói rõ chỉ số năng suất sáng tạo của Việt Nam đứng sau Lào, năng suất lao động kém Campuchia. Bằng chứng là Việt Nam có nhiều tỷ phú hơn Lào, Campuchia nhưng sự giàu có đó đa phần không xuất phát từ sản xuất, sáng tạo mà chủ yếu từ bất động sản. Thế nên đến cái tăm, cái cúc áo, cái lược, cái kim, sợi chỉ… cũng phải nhập từ Trung Quốc.
Không chỉ tụt hậu trong hiện tại, nhìn về tương lai có nhiều chỉ dấu cho thấy Việt Nam sẽ thụt lùi ngày càng xa so với hai nước láng giềng. Bởi tác động tăng trưởng truyền thống của Việt Nam dường như “đã tới hạn”, nền kinh tế mất cân đối và kém hiệu quả khiến Việt Nam “rơi bẫy thu nhập trung bình”.
Các nhà đầu tư nước ngoài xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng với Campuchia và Lào, trong khi những chỉ số như tham nhũng, gánh nặng về quy định pháp luật của Việt Nam lại bị đánh giá là hơn cả Lào và Campuchia.
Sự thua kém này chính là sự phản ánh một phần tính hiệu quả của chính sách mà chúng ta đã và đang áp dụng. Nói cách khác, đó chính là tính thiếu hiệu quả trong việc hoạch định các chính sách đầu tư cho phát triển, nhất là đầu tư phát triển trí tuệ xã hội, đầu tư phát triển con người.
Điều này lý giải vì sao, thế giới đánh giá thấp Việt Nam về mặt chất lượng con người, khi chúng ta thiếu cơ chế chính sách khuyến khích, tạo động lực cho mọi người sáng tạo, phát huy hết tiềm năng của mình. Trong khi “đầu ra của tất cả các đầu tư không phải là con người tử tế, con người có trình độ thì chúng ta không có tương lai như tương lai cần có của con người”.
Nhiều người thường đổ lỗi cho khủng hoảng kinh tế, rủi ro xảy ra trên thế giới, chiến tranh… để biện minh cho sự tụt hậu và mất mát của mình. Thực tế, Việt Nam có quá nhiều thuận lợi nhưng không biết tận dụng, thậm chí còn tạo ra cơ chế làm khó cho chính mình, kiềm hãm sự phát triển. Từ bài học Singapore, Hàn Quốc, Nhật, Israel… đã chỉ ra rằng con người, chất xám, sự sáng tạo, thể chế hợp lý là những yếu tố đáng quý nhất của một quốc gia chứ không phải là tài nguyên thiên thiên.
Tương lai Việt Nam nói chung và nền kinh tế nói riêng có thể vươn lên không, hay tiếp tục thua xa các nước là một câu hỏi khó trả lời.
Nhưng có một điều chắc chắn: Nếu Việt Nam tiếp tục dựa vào việc đào tài nguyên lên bán, dựa vào lao động giá rẻ, đào tạo yếu, hiệu quả đầu tư thấp hoặc đầu cơ mới có thể làm giàu mà không tạo nền móng cho sự sáng tạo thì câu trả lời đã có sẵn.
Cha con ông Trần Quốc Hải - nông dân ở Tây Ninh đã sang Campuchia sửa chữa, chế tạo thành công xe bọc thép cho nước này và được trao tặng Huân chương vương quốc Campuchia. Ông nói: "Nếu cơ chế cho phép hỗ trợ ở mức như Chính phủ Campuchia thì chắc chắn người dân có thể sáng tạo ngay trên quê hương mình". Nông dân này từng nói: “Làm khoa học ở Việt Nam buồn, buồn lắm”.

“Chúng ta phải cảm thấy xấu hổ khi bị Lào, Campuchia vượt mặt“

Dù không quá lo lắng về việc thua Lào, Campuchia thông qua những chỉ số công bố của WB và WEF nhưng chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, đây là điều đáng xấu hổ và Việt Nam nên cẩn trọng, phải cải cách thực sự nền kinh tế hiện nay.
Theo các chỉ số thống kê xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt đang đối mặt với nguy cơ bị Lào và Campuchia vượt qua về cả năng lực cạnh tranh, khả năng vươn lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, và trình độ sản xuất. 
Trước thềm hội nhập, Việt Nam đang gặp phải những vấn đề rất đáng lo ngại như đầu tư đào tạo nhân viên yếu; khả năng ứng dụng công nghệ mới và hấp thu công nghệ yếu; trình độ marketing  đều bị xếp sau Lào và Campuchia, chỉ hơn mỗi Myanmar.
Trong khi đó, Lào và Campuchia đang có những bước cải thiện mạnh mẽ trong mấy năm qua và hơn hẳn Việt Nam về sự năng động của doanh nghiệp.
Liên quan đến những đánh giá này của WB và WEF, Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển.

Viet-Nam-bi-Lao-Campuchia-vuot-mat-that-dang-xau-ho-hinh-anh-1
 Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển

WB và WEF vừa đưa ra đánh giá Việt Nam thua kém Lào và Campuchia về năng lực cạnh tranh, trình độ sản xuất. Theo ông, mức độ tin cậy của nhận định này đến đâu ?

Tất nhiên là con số của những tổ chức danh tiếng như thế này rất đáng tin và rất có uy tín. Những con số họ đưa ra được cả thế giới sử dụng và công nhận chứ không riêng gì mình. Họ cũng khảo sát nhiều quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì nước mình.
WB và WEF cho rằng, mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp, trình độ sản xuất của Việt Nam xếp sau cả Lào và Campuchia. Ông nghĩ thế nào trước những đánh giá này? 
Đây là thực tế đáng xấu hổ nhưng chúng ta phải chấp nhận, vì thông tin đưa ra dựa trên kết quả khảo sát rất kỹ lưỡng của họ. Trước nay chúng ta vẫn dùng con số của họ thì bây giờ cũng phải nhìn thẳng vào thực tế đó.
Và điều này cũng dễ hiểu vì Lào là nước nhỏ, làm ăn có nhiều chỗ còn lạc hậu nhưng bộ máy hành chính công của Lào khá đơn giản và nhẹ nhàng chứ không cồng kềnh như chúng ta. Do đó họ giải quyết thủ tục cũng khá nhanh gọn chứ không rườm rà như chúng ta, nên tiến độ trong công việc chung cũng được đẩy nhanh hơn.
Về những vấn đề như thể chế, chính sách… Lào cũng thực hiện nhanh hơn vì người họ ít, bộ máy họ gọn gàng hơn. Còn nếu công bằng mà nói thì Lào cũng chưa phải là hiện đại hay văn minh hơn Việt Nam.
Riêng với Campuchia, có nhiều vấn đề liên quan đến thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh họ làm rất tốt và có phần còn khá hơn chúng ta. Hiện nay Campuchia cũng thu hút được rất nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào nước họ.
Do đó tốc độ tăng trưởng của Campuchia hơn Việt Nam mà tính ổn định trong nền kinh tế cũng có phần vượt qua Việt Nam, họ không lạm phát nhiều như chúng ta.
Theo ông, cụ thể là doanh nghiệp Việt Nam đang yếu kém những mặt gì so với nước bạn? 
Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nguồn vốn ít ỏi, thiếu công nghệ, năng lực cạnh tranh không cao, cách quản trị doanh nghiệp cũng không chất lượng.
Điều đó thể hiện ở việc hạn chế trong khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng với mức giá hợp lý, cũng như những yếu tố khác, như quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, tổ chức, quản lý mạng lưới phân phối ... còn nhiều hạn chế so với các doanh nghiệp nước ngoài
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thực sự đoàn kết để cùng nhau phát triển. Song song với đó, chúng ta còn thiếu đội ngũ quản trị có trình độ cao. Tỷ lệ những ông chủ doanh nghiệp có hiểu biết về pháp luật, thị trường, kinh nghiệm, tầm nhìn chiến lược không nhiều.
Ngoài những thua kém mà WEF đã chỉ ra, theo ông Việt Nam còn thua Lào và Campuchia ở những lĩnh vực nào nữa?
Báo chí cũng đã dẫn ra nhiều rồi. Chúng ta đã đi sau Campuchia về công nghiệp ô tô, về tốc độ thu hút FDI, thậm chí những lĩnh vực nông nghiệp có thế mạnh như lúa, gạo cũng không hơn được họ. Hiện nay là mức độ cạnh tranh doanh nghiệp và trình độ sản xuất cũng được WB và WEF dẫn ra.
Vậy đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tụt hậu của Việt Nam, thưa ông?
Tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do bộ máy hành chính của chúng ta quá cồng kềnh và chúng ta rất chậm chạp trong việc cải cách. Doanh nghiệp của Lào hay Campuchia ít hơn của Việt Nam, nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại bị doanh nghiệp FDI chèn ép nhiều trong khi doanh nghiệp Nhà nước hiện nay lại đa phần chậm cải cách, sức ì lớn.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa vực dậy được khu vực doanh nghiệp tư nhân đủ mạnh, nên toàn bộ hệ thống kinh tế chúng ta còn nặng nề.
Còn ở Campuchia, doanh nghiệp FDI vào nhiều nhưng doanh nghiệp tư nhân của họ không trì trệ, họ cũng không có nhiều doanh nghiệp Nhà nước nên có thuận tiện. 
Với Lào thì ít doanh nghiệp Nhà nước hơn hẳn, doanh nghiệp FDI cũng chưa nhiều, khu vực doanh nghiệp tư nhân có nhiều cơ hội phát triển vì chưa phải cạnh tranh hay bị chèn ép gì lớn.
Bên cạnh đó, việc các nhóm lợi ích, tham nhũng ở những nước này cũng không nhiều như Việt Nam. Cho nên họ phát triển nhanh là đương nhiên.
Chúng ta cải cách chậm, bộ máy hành chính quá nặng nề. Còn việc tham nhũng thì ở Campuchia hay ở Myanmar cũng có. Không có nghĩa cứ tham nhũng thì họ không làm được việc. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thẳng thắn là tham nhũng ở Việt Nam đang rất đáng ngại.
Tôi cho rằng, việc Lào hay Campuchia vượt qua Việt Nam về một số chỉ số là có lý, đã được cảnh báo từ rất lâu. Còn tốc độ tăng trưởng của Lào hiện nay cũng không kém Việt Nam bao nhiêu. Lâu nay Việt Nam cứ tự hào đứng đầu tăng trưởng trong nhóm 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar nhưng bây giờ, chúng ta đã có phần chững lại.
Các con số thống kê đã chỉ ra, trình độ sản xuất và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện đã xếp sau Lào và Campuchia, chỉ đứng trên Myanmar. Nếu cứ tiếp tục tình hình này thì còn thua cả Myanmar.
Tất nhiên là so về quy mô nền kinh tế hay GDP thì ta vẫn đang hơn 3 nước kia, tuy nhiên ta đang chậm lại trong tốc độ tăng trưởng và khoảng cách tăng trưởng đối với họ đang được kéo ngắn lại.
Tuy nhiên, nói rằng chúng ta tụt hậu về khoảng cách phát triển so với các nước thì cũng không phải là đến ngay, mà Lào và Campuchia cũng cần phải có một sự phát triển nhất định nữa. Họ có thể phát triển để vượt ta về thu nhập bình quân đầu người chứ rất khó để vượt ta về quy mô nền kinh tế.
Theo ông, chúng ta cần phải làm gì khắc phục tình trạng tụt hậu so với các nước trong khu vực?
Thủ tướng đã chỉ đạo đến năm 2016 Việt Nam phải vươn lên, đứng vào Top trên trong khu vực chứ không phải Top 4 nước yếu nhất như hiện nay. Sự vươn này là vươn lên về môi trường kinh doanh chứ không phải là toàn bộ nền kinh tế. Vì toàn bộ nền kinh tế nhảy lên được Top trên thì còn mệt.
Khi môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, vươn lên Top trên thì sự phát triển của nền kinh tế của chúng ta cũng tốt hơn rất nhiều.
Nhưng cũng nói thêm, đấy là mệnh lệnh của Thủ tướng, nhưng có thực hiện được hay không là do bộ máy cấp dưới thực hiện, nhất là trong bối cảnh bộ máy hành chính của chúng ta hết sức nặng nề như hiện nay.
Các doanh nghiệp cũng phải nhận thức ra điều đó, vì thua ai chứ thua Lào và Campuchia thì đáng xấu hổ quá.
Thứ hai là những điều gì mà Chính phủ đã ban hành về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp cũng phải đồng hành với Chính phủ để thực hiện cho tốt. Chứ không riêng gì một phía từ Chính phủ mà làm được. Doanh nghiệp cứ tìm cách luồn lách, thân hữu, quan hệ để móc ngoặc thì chúng ta rất khó tiến lên.
Về phần doanh nghiệp Nhà nước cần phải cố gắng cổ phần hóa cho nhanh, đổi mới quản trị doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được Nhà nước quan tâm nhiều hơn, có chính sách rồi nên phải cố thực hiện cho được. Vì hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn liếng, công nghệ, thị trường…
Phải có sự hỗ trợ của các hiệp hội, trong khi các hiệp hội như Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay… hoạt động không hiệu quả.
Doanh nghiệp FDI thì lấn át chúng ta rất dữ dội, nên bên cạnh việc thu hút đầu tư, chúng ta cũng phải giám sát chặt chẽ họ. Không chỉ chính quyền Trung ương mà chính quyền địa phương cũng sát sao. Từng khu vực doanh nghiệp đều có vấn đề còn tồn tại, cần phải mổ xẻ giải quyết chứ không chung chung được.
Mặt khác, chúng ta đã nói nhiều quá rồi, giờ đến lúc phải hành động thôi.



'Việt Nam phải nhìn thẳng vào thực tế đang thua Lào, Campuchia'

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam cần thẳng thắn nhìn vào thực tế đang thua Lào, Campuchia về năng lực cạnh tranh, và phải cố gắng khắc phục những điểm yếu để doanh nghiệp Việt có thể phát triển

'Việt Nam phải nhìn thẳng vào thực tế đang thua Lào, Campuchia'
Theo các chỉ số thống kê xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt đang đối mặt với nguy cơ bị Lào và Campuchia vượt qua về cả năng lực cạnh tranh, khả năng vươn lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, và trình độ sản xuất. 
Trước thềm hội nhập, Việt Nam đang gặp phải những vấn đề rất đáng lo ngại như đầu tư đào tạo nhân viên yếu; khả năng ứng dụng công nghệ mới và hấp thu công nghệ yếu; trình độ marketing  đều bị xếp sau Lào và Campuchia, chỉ hơn mỗi Myanmar.
Trong khi đó, Lào và Campuchia đang có những bước cải thiện mạnh mẽ trong mấy năm qua và hơn hẳn Việt Nam về sự năng động của doanh nghiệp.
Liên quan đến những đánh giá này của WB và WEF, Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Việt Nam cần phải nhìn thẳng vào thực tế đang thua
Lào, Campuchia..."

WB và WEF vừa đưa ra đánh giá Việt Nam thua kém Lào và Campuchia về năng lực cạnh tranh, trình độ sản xuất. Bà có nhận định gì về đánh giá này và theo bà, mức độ uy tín của những con số này ra sao?
Tôi nghĩ chúng ta nên tin tưởng trong những nguyên tắc, tiêu chí chung trong con số thống kê của họ. Đây là những tổ chức lớn, có uy tín cao trên thế giới và thông tin họ đưa ra là khách quan.  
Thông thường, khi người ta nói tốt về mình thì chúng ta lạc quan chấp nhận ngay, nhưng khi có những con số thống kê tiêu cực về chúng ta thì lại băn khoăn nghi ngại về tính khách quan thì không nên.
Tuy nhiên, những chỉ số chung của họ đưa ra rất đúng trên thế giới nhưng không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác với một số quốc gia mà chưa hoàn thiện về kinh tế thị trường như Việt Nam. Đôi khi những con số thống kê cũng không phản ánh hết được thực trạng của nền kinh tế.
Ví dụ như chỉ số tín dụng, Việt Nam được xếp hạng rất cao trong khi tín dụng lại là một trong những khó khăn rất lớn của Việt Nam. Hoặc việc đăng kí kinh doanh ở Việt Nam hiên nay cực kì thuận lợi nhưng các con số thống kê quốc tế lại đánh giá chúng ta rất thấp ở vấn đề này.
Việc Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua về nhiều lĩnh vực không phải bây giờ mới nói, mà nguy cơ này đã được đề cập từ rất lâu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không khắc phục được. 
Doanh nghiệp Lào và Campuchia vượt qua Việt Nam về trình độ sản xuất lẫn chỉ số năng lực cạnh tranh cho thấy những nỗ lực của họ trong suốt thời gian qua đều có hiệu quả và rất đáng ghi nhận.
Theo bà, cụ thể là doanh nghiệp Việt Nam đang yếu kém những mặt gì so với nước bạn? 
Những điều này thì báo chí cũng đã dẫn ra khá nhiều. Nhiều dấu hiệu như tăng trưởng nền kinh tế, thu hút FDI, công nghiệp ô tô, thậm chí nông nghiệp như lúa gạo... cho thấy Việt Nam đang thua kém Campuchia.
Nhất là, công nghiệp ô tô Việt Nam bắt đầu làm trước Campuchia nhưng hiện nay họ có ô tô, mình chưa có và chưa biết đến khi nào mới có. Còn lúa gạo đúng là thế mạnh của mình, nhưng mình cũng đang thua họ.
WB đã công bố dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia, cho rằng Campuchia trong năm 2014 sẽ có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á trong khi Việt Nam được đánh giá là "sẽ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn vào khoảng 5,5%".
Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, năm 2013, trong số các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) được khảo sát có đến 54% doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam đã từng cân nhắc đầu tư vào Trung Quốc, Thái Lan, đặc biệt là Campuchia và Lào - đất nước trước đây chưa từng được coi là "đối thủ" cạnh tranh về vốn đầu tư FDI đối với Việt Nam thay vì con số 32% như thời điểm năm 2011, năm 2012.
Môi trường kinh doanh, bộ máy hành chính của họ tốt hơn chúng ta nhiều nên việc vận hành nền kinh tế cũng không nặng nề, chậm chạp.
Vậy đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tụt hậu của Việt Nam, thưa bà?
Về quy mô kinh tế thì không phải lo chuyện Lào với Campuchia có thể vượt qua được Việt Nam, đây là điều cực kì khó khăn. Quy mô kinh tế của Lào và Campuchia đều rất nhỏ. 
Tuy nhiên, cạnh tranh kinh tế trong thời đại ngày nay không đơn giản chỉ là quy mô kinh tế, mà tính nhiều hơn về chất lượng. Chất lượng tăng trưởng, chất lượng của doanh nghiệp, tính cạnh tranh của doanh nghiệp…
Lào và Campuchia chắc chắn sẽ không thể hoạt động theo cách của Việt Nam, là làm rất nhiều ngành với quy mô hoành tráng. Họ tập trung vào một số ít ngành có thế mạnh thì chất lượng hoạt động của doanh nghiệp họ tốt hơn Việt Nam là điều không phải là khó. Theo đó, về năng lực cạnh tranh họ hoàn toàn có thể vượt Việt Nam.
Năng lực cạnh tranh không phụ thuộc quá nhiều về quy mô kinh tế, quan trọng quy mô đó có phù hợp với họ hay không, doanh nghiệp của họ có điều kiện hoạt động hiệu quả hay không. Ví dụ như các nước như Singapore hay một số nước Bắc Âu, xét về quy mô kinh tế không lớn nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh của họ luôn được xếp vào top đầu.
Các tổ chức đánh giá theo bối cảnh của nền kinh tế ở giai đoạn trước. Bối cảnh kinh tế lúc đó đang rất nhiều khó khăn, mỗi năm có hàng vạn doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản, có tới 69% doanh nghiệp làm ăn không có lãi. Đó là bước lùi nhất định trong mặt bằng doanh nghiệp Việt Nam thời gian vừa qua nên con số thống kê đã phản ánh tình hình doanh nghiệp trong giai đoạn này,
Trong khi đó, Lào và Cam-pu-chia đều được đánh giá cao hơn trên các bảng xếp hạng. Mức tăng trưởng GDP của Lào và Campuchia tăng nhanh hơn Việt Nam. Lào và Campuchia trong vài năm gần đây cũng có nhiều cải cách kinh tế theo hướng thị trường nên thu hút được khá nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Khu vực tư nhân nước họ cũng có những chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, những con số thống kê về doanh nghiệp tư nhân ở đây cũng không phản ánh hết được đâu là khu vực tư nhân tiên tiến hơn, mạnh hơn như ở khối FDI và đâu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trong nước.
Sự tăng trưởng của Lào và Campuchia bên cạnh những cải cách trong nước thì nguồn vốn FDI cũng giúp họ đạt được nhiều tăng trưởng. Bên cạnh đó, song song với cải cách kinh tế thì một điều cũng khá quan trọng là bộ máy hành chính của Lào và Campuchia đơn giản hơn chứ không cồng kềnh như ở Việt Nam.
Thống kê cho thấy, Việt Nam đang là quốc gia có chi phí thời gian chờ và nộp thuế cao nhất trong khu vực. Báo cáo của World Bank cho thấy, trong nhiều năm liền số giờ trung bình cho một doanh nghiệp nộp hồ sơ thuế và đóng được thuế là 872 giờ, gấp hơn 10 lần so với Singapore, gấp 2,5 lần so với Lào và hơn 5 lần so với Campuchia. 
Môi trường kinh doanh ở Lào và Campuchia được đánh giá tốt hơn, bằng chứng là nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm ăn ở nước ngoài đã thu được rất nhiều thành công. 
Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh rất nhiều vì đây là khâu đang rất yếu. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Việt Nam phải cải thiện môi trường kinh doanh, trở nên tốt hơn, xếp vị trí cao hơn trong khu vực.
Theo bà, chúng ta cần phải làm gì khắc phục tình trạng tụt hậu so với các nước trong khu vực?
Việt Nam cần thẳng thắn nhìn vào những điểm yếu để khắc phục. Ví dụ như cải cách bộ máy hành chính bớt cồng kềnh, giải quyết công việc nhanh gọn hơn. Việt Nam bị phàn nàn là có số giờ nộp thuế thuộc loại cao nhất thế giới thì cần phải giảm đi sự lãng phí thời gian và tiền bạc trong những khâu thủ tục thế này.
Năng lực đổi mới sáng tạo cũng là một cái chốt cực kỳ quan trọng. Việt Nam đang thua Lào về độ chuyên sâu trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là điều cần phải chú ý thay đổi, có sự chung tay của nhiều nhà khoa học, Bộ khoa học cùng với các Bộ ngành khác, có chính sách khuyến khích sáng tạo.
Trục then chốt nhất để thay đổi chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp chính là Nhà nước và doanh nghiệp, phải tích cực thay đổi từ cả hai phía. Nhà nước ban hành các chính sách khuyến khích, cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh…
Còn phía Nhà nước phải tích cực cải thiện môi trường kinh doanh vì doanh nghiệp có phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp Việt hoạt động trong môi trường không thuận lợi như các nước xung quanh thì cũng là nguyên nhân làm giảm đi sự cạnh tranh của họ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải nhìn nhận lại mình, không thể cứ đổ lỗi cho Nhà nước hay môi trường kinh doanh làm cho mình kém phát triển. Yếu kém của doanh nghiệp hiện nay là công nghệ, nguồn vốn, năng lực quản trị… kết hợp với những khó khăn khách quan như môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính rườm ra khiến họ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này. Khắc phục được những điểm trên thì doanh nghiệp Việt sẽ phát triển.

Tổng hợp (Một thế giới)


Bình Luận:

Mới Nhất

Đọc Nhiều